ttth247.com

Tiễn thầy về xuôi, trò khóc như mưa và những điều đẹp đẽ ẩn chứa trong chữ 'thầy'

Như Tuổi Trẻ Online thông tin, câu chuyện thầy giáo Nguyễn Ngọc Duy sau 13 năm dạy học trên non chuyển về TP Quảng Ngãi dạy học, khiến học sinh cũ khóc như mưa, bịn rịn không muốn chia tay thầy, được xem là hình ảnh đẹp về tình thầy trò.

Nói về điều này, nhiều bạn đọc cho rằng chỉ xuất phát từ tình cảm trong sáng vô tư của học trò dành cho thầy và ngược lại thầy giáo cũng phải là người như thế nào mới tạo nên những thước phim đáng quý đó. 

Góp thêm góc nhìn, bạn đọc Đình Khoa chia sẻ những điều đẹp đẽ ẩn chứa trong chữ "thầy".

Phép màu từ tình yêu thương

Điều gì ở thầy Nguyễn Ngọc Duy khiến những học sinh gặp thầy từ khi bước vào lớp 1 vẫn giữ mãi đến tận năm lớp 9, và khi biết tin thầy chuyển công tác đã bật khóc?

Câu trả lời chỉ có thể là tình yêu thương đã tạo nên “phép màu” để người thầy vượt qua khó khăn, mở rộng trái tim, bao dung học sinh.

Không chỉ dạy học sinh về con chữ, kiến thức, kỹ năng, thầy cô còn là những người cha người mẹ thứ hai trong một gia đình lớn; cùng nhau vượt qua khó khăn thiếu thốn với tinh thần lạc quan, miệt mài ngày đêm chạy “đuổi” theo con chữ hằng mong thay đổi cho những cuộc đời.

Câu chuyện về những hạt ân tình thầy Duy đã gieo ở vùng cao Sơn Liên (xã xa bậc nhất tỉnh Quảng Ngãi) khiến tôi nhớ đến những người thầy, người cô ở xã Nậm Chà (huyện Nậm Nhùn, Lai Châu).

Họ đều là những người không chỉ đi gieo con chữ mà từ tình yêu thương của mình còn giúp các em học sinh thay đổi cuộc đời.

Đó là cô giáo trẻ Lại Thị Tình, từ Nam Định lên vùng người Thái vào năm 1989, là thầy Lê Đình Chuyền (quê ở Thanh Oai, Hà Nội) được điều về trường năm 2009 và hiện là hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Nậm Chà.

Cũng như thầy Nguyễn Ngọc Duy, họ bắt đầu hành trình gian nan, vất vả. Và với nghị lực, tình yêu thương, những người thầy, người cô đó đã vượt qua tất cả để gắn bó với nghề và nhận lại sự yêu thương từ học trò.

Ươm mầm cho tương lai các em

Đó là câu nói đầy tâm huyếtcủa thầy Lê Đình Chuyền - hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Nậm Chà. Và không chỉ nói, thầy Chuyền đã chứng minh điều đó qua công việc hằng ngày của mình.

Tháng 2-2009 thầy Lê Đình Chuyền (quê huyện Thanh Oai, Hà Nội) đến nhận công tác tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Nậm Chà. Mỗi năm, thầy Chuyền được về thăm nhà 2 lần vào dịp học sinh nghỉ hè và dịp Tết Nguyên đán.

Kỷ niệm đáng nhớ được thầy chia sẻ là do điều kiện liên lạc lúc ấy rất khó khăn, chưa có sóng điện thoại nên những lần muốn gọi điện về cho gia đình phải đi bộ gần cả ngày trời.

"Năm 2012, Nậm Chà mới có đường xe máy để đi, năm 2014 mới có sóng điện thoại và đến năm 2016 mới có điện để thắp sáng. Bệnh viện ở xa, cách điểm trường trung tâm gần 100km, đi bộ mất khoảng 6 - 7 tiếng mới ra được đường lớn để bắt xe", thầy Chuyền kể.

Cái khó tiếp theo là học sinh nơi đây chủ yếu thuộc các dân tộc Cống, Dao, Mông. Ở đây phụ nữ đa phần không biết nói tiếng phổ thông, nên các thầy cô thuyết phục cho trẻ đến trường không hề dễ.

Và để dạy cho trẻ, các thầy cô giáo từ xuôi lên không chỉ có mỗi việc dạy mà còn phải học tiếng của trẻ - tiếng Mông, tiếng Dao rồi mới dạy được tiếng Kinh. Chưa kể, mỗi khi trái gió trở trời, thầy cô giáo còn là bác sĩ, y tá của các em...

Năm 2013, được mời thuyên chuyển công tác với chức vụ cao hơn, cơ hội thăng tiến nhiều hơn nhưng thầy Chuyền đã từ chối với một lý do rất giản dị: “Tôi đã nguyện gắn bó với sự nghiệp giáo dục".

Theo thầy Chuyền, "chỉ có giáo dục mới thay đổi được cuộc đời các em, nhất là ở những nơi còn nhiều khó khăn như thế này”, câu nói phút chia tay chúng tôi cùng nụ cười hiền lành của thầy Chuyền đã trở thành hình ảnh khó quên.

Người tốt việc tốt không chỉ có nghe! Khi một lần lên với các điểm trường vùng cao, tận mắt chứng kiến những câu chuyện kể của các thầy cô như thầy Duy, cô Tình, thầy Chuyền mới cảm nhận được hết về ý nghĩa lớn lao về hai chữ “người thầy”.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
6 ngày trước - Người thầy 13 năm dạy học trên non chuyển về TP Quảng Ngãi dạy học, biết tin học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS Sơn Liên, huyện Sơn Tây khóc như mưa, bịn rịn không muốn chia tay thầy.
1 tháng trước - Nhiều phụ huynh tại tỉnh Quảng Ninh bức xúc vì phải nộp chi phí lên tới hàng triệu đồng cho con tập luyện, tham dự Hội khỏe phù đồng toàn quốc. Thậm chí, nhiều phụ huynh nghi ngờ bị ăn chặn khoản tiền đã nộp.
1 tháng trước - Mưa bão khiến nhiều nhà dân ở các huyện ngoại thành bị ngập nước, trường học ở Hà Nội đón học sinh đến ở cả ngày lẫn đêm. Giáo viên nấu cơm, thay nhau trông các em ăn ngủ còn hiệu trưởng mang quần áo học sinh về nhà giặt, sấy. 
1 tháng trước - Có một sự thật là trong quá trình giao tiếp với con cái, hầu hết các bậc cha mẹ trên thế giới này đều có những mẫu câu chung. Trong đó có không ít những câu nói trẻ không hề muốn nghe.
2 ngày trước - 'Cuộc đời em gắn liền với những lần nắm tay. Đó là cái nắm tay của ba mẹ khi em chào đời, và cái nắm tay của ba mẹ khi người nói lời tạm biệt thế giới. Rồi thầy cô xuất hiện, nắm tay em và nói với em rằng, em phải tiếp tục tiến về phía...
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Ngày 18-10, Bộ GD-ĐT công bố đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 gồm mười môn văn hóa và bảy môn ngoại ngữ. Giáo viên nhận xét ra sao về đề tham khảo các môn thi?
2 giờ trước - Việc phụ huynh buộc phải 'tự nguyện' cho con tham gia các môn học ngoại khóa, liên kết với nhiều hình thức biến tướng tinh vi khiến dư luận 'bất tín' với giáo dục, còn học sinh thì ngày càng quá tải.
5 giờ trước - “Hôm nay, con gái đã nhận được quà từ cô chủ nhiệm. Món quà tự tay cô chuẩn bị cho hơn 20 bạn nữ nhân ngày 20-10“.
8 giờ trước - Đề tham khảo Toán thêm phần trả lời ngắn, học sinh khó đoán bừa, trong khi đề Văn với ngữ liệu ngoài sách giáo khoa sẽ tránh học tủ, để giành điểm 8-9 trở lên không dễ, theo các giáo viên.
10 giờ trước - Sau khi Bộ GD-ĐT công bố đề tham khảo các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 trong đó có ngữ văn, một số học sinh cuối cấp nói nội dung phù hợp với kiến thức đã học trên lớp nhưng sẽ thử thách để đạt điểm cao.