ttth247.com

Tìm 'thuốc chữa' cho dạy thêm, học thêm

Việc giải quyết một cách hài hòa nhu cầu đa dạng của học sinh, giáo viên và phụ huynh đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện và đồng bộ từ nhiều phía bao gồm từ xã hội, hệ thống giáo dục và chính sách pháp luật.

Áp lực không cần thiết

Hiện nay, không ít học sinh từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông đều tham gia vào các lớp học thêm, học ở một số trung tâm hợp pháp, thậm chí là học ngoài giờ tại nhà giáo viên. Nguyên nhân gốc rễ của việc học thêm bao gồm áp lực từ các kỳ thi, mong muốn đạt điểm cao để vào trường đại học tốt và tâm lý "không muốn bị tụt hậu" so với bạn bè hay so với con hàng xóm.

Tuy nhiên, tình trạng này đã và đang dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực. Trước hết, nó tạo ra áp lực không cần thiết lên học sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của các em. Đặc biệt ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức cốt lõi, khả năng tự học của các em do phần lớn các em được học thêm, luyện thi vì thành tích cao hơn trong các kỳ thi.

Thực tế cho thấy một số em ở những vùng nghèo khó, không có điều kiện học thêm nhưng thành tích thi tốt nghiệp THPT khá cao nhờ đam mê và khả năng tự học, lại được thầy cô dạy kiến thức rất cơ bản.

Học thêm phải trả học phí, ảnh hưởng lớn đến những gia đình có thu nhập thấp ở khu vực thành phố, trong khi vùng nông thôn nhu cầu học thêm và dạy thêm có thể thấp hơn. Qua đó cho thấy sự bất cập trong hệ thống giáo dục, khi mà các giờ học chính khóa chưa đủ để học sinh nắm vững kiến thức, buộc các em phải tìm đến các lớp học thêm để bổ sung.

Vì sao học trong giờ học chính khóa học sinh chưa đủ đạt chuẩn đầu ra là câu hỏi cần được trả lời bởi hệ thống.

Để không còn dạy thêm, học thêm

Thủ phạm hàng đầu là chương trình dạy học còn khá nặng nề và thiên về lý thuyết, lớp học đông học sinh... khiến học sinh gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức trong giờ học chính khóa.

Quá trình thực hiện chương trình lại không chú ý đến chuẩn đầu ra của tiết học hay môn học, nên việc dạy và ra đề thi kiểm tra đánh giá dễ tùy tiện, thiếu chuẩn mực nên giáo viên và học sinh luôn cảm thấy thiếu so với kỳ vọng.

Việc tinh giản chương trình học, tập trung vào những kiến thức cốt lõi và thực tiễn, chuyển sang hình thành năng lực sẽ giúp giảm tải áp lực cho học sinh. Khi chương trình học phù hợp với khả năng tiếp thu của đa số học sinh, các em sẽ không cần phải học thêm để hiểu bài.

Kỹ năng dạy học của giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nhu cầu học thêm. Hệ thống giáo dục cần chuyển từ phương pháp dạy học truyền thống, nặng về truyền thụ kiến thức, sang phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm.

Điều này không chỉ giúp học sinh hiểu bài ngay trong giờ học mà còn khuyến khích các em phát triển tư duy phản biện, sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề. Khi học sinh cảm thấy hứng thú và chủ động trong việc học, nhu cầu học thêm sẽ giảm đi đáng kể.

Giáo viên là yếu tố then chốt quyết định chất lượng giáo dục. Việc nâng cao năng lực chuyên môn và phương pháp giảng dạy cho giáo viên sẽ giúp cải thiện chất lượng giờ học chính khóa. Khi giáo viên có khả năng truyền đạt kiến thức một cách hiệu quả và sinh động, học sinh sẽ hiểu bài ngay trong giờ học và không cần phải học thêm.

Áp lực từ các kỳ thi vào lớp 10 công lập, trường chuyên và đặc biệt kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, xét tuyển vào đại học là một trong những nguyên nhân chính khiến học sinh phải tham gia các lớp học thêm. Do vậy, khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, cần đổi mới đồng bộ phương thức kiểm tra đánh giá học sinh bám sát mục tiêu hình thành năng lực người học.

Thay vì chỉ dựa vào kết quả của một vài kỳ thi quan trọng, hệ thống giáo dục nên áp dụng đánh giá liên tục và toàn diện suốt quá trình học tập một cách khác quan. Điều đó giúp giảm áp lực thi cử mà còn đánh giá chính xác năng lực thực sự của học sinh, từ đó giảm nhu cầu học thêm để đạt điểm cao.

Bên cạnh các giải pháp trên, cần có những quy định nghiêm ngặt về dạy thêm, đặc biệt đối với giáo viên công lập. Nhà nước cần thiết lập và thực thi các quy định hạn chế dạy thêm dưới mọi hình thức trong và ngoài trường học đối với giáo viên, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt được phép. Việc này không chỉ giúp giảm tình trạng lạm dụng dạy thêm mà còn tạo ra môi trường giáo dục công bằng, minh bạch hơn.

Vấn nạn học thêm và dạy thêm không phải là một vấn đề có thể giải quyết trong một sớm một chiều và càng không thể cực đoan cấm đoán. Tuy nhiên, với những giải pháp đồng bộ và toàn diện, từ tiếp tục đổi mới chương trình dạy học và phương pháp giảng dạy, đổi mới thi cử và các phương thức xét tuyển đại học đến siết chặt quy định về dạy thêm, tăng lương cho giáo viên, thay đổi tư duy "vị thi cử", chúng ta có thể dần dần làm thuyên giảm tình trạng này.

Điều quan trọng là tất cả các bên liên quan - từ giáo viên, phụ huynh đến học sinh - cần cùng chung tay xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, nơi mà học sinh có thể phát triển toàn diện cả về kiến thức lẫn kỹ năng sống không cần phải dựa vào học thêm mà tiềm năng vẫn được khai mở.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Không ít ý kiến tỏ ra lo ngại khi một số lệnh cấm dạy thêm, học thêm được gỡ bỏ tại dự thảo quy định mới về vấn đề này mà Bộ GD-ĐT mới công bố.
3 tuần trước - Bộ GD-ĐT vừa công bố Dự thảo thông tư quy định về dạy thêm, học thêm. Trong tôi đau đáu, liệu dự thảo này có làm 'bùng nổ' dạy thêm, học thêm, mờ đi hình ảnh cao đẹp của nhà giáo, làm yếu mối quan hệ trong sáng, mực thước giữa thầy với...
1 tháng trước - Thanh Hóa và Nghệ An nhiều năm qua chỉ xếp sau Hà Nội về việc thiếu giáo viên. Có thời điểm, riêng tỉnh Thanh Hóa thiếu đến hơn 14.000 giáo viên, gây không ít khó khăn cho công tác dạy và học.
3 tuần trước - Với tổng điểm đạt 28.37/30 trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2024, nữ sinh Nguyễn Diễm Quỳnh đến từ trường THPT Bình Sơn, Quảng Ngãi đã lựa chọn đăng ký xét tuyển học chuyên ngành Quản trị khách sạn quốc tế chuẩn PSU (PennState) của Trường...
1 tháng trước - Tình trạng thiếu giáo viên ở Quảng Ngãi đã kéo dài nhiều năm, mặc dù tỉnh này đã cố gắng tổ chức thi tuyển hằng năm nhưng do nhiều nguyên nhân, số lượng giáo viên trúng tuyển vẫn không đủ chỉ tiêu.
Xem tin bài khác
14 phút trước - Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế cho hơn 940.000 học sinh nghỉ ngày 19/9 để tránh bão, các trường ở Đà Nẵng đã nghỉ từ chiều nay.
1 giờ trước - Bám sát sự thay đổi của kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, một số trường ĐH đã công bố định hướng tuyển sinh cho năm sau. Đáng chú ý trong đó là điều chỉnh về tổ hợp môn xét tuyển.
1 giờ trước - Đọc và xem những bài viết trên Báo Thanh Niên về thiệt hại nặng nề của ngành giáo dục sau bão lũ, tôi và nhiều độc giả nghe tim mình quặn thắt. Hậu quả của trận lũ lịch sử đối với nhà trường, học sinh và thầy cô giáo rất nặng nề, cần...
2 giờ trước - Mới đây, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với 'quy mô, tính chất rất mới' và 'rất hệ trọng'.
2 giờ trước - Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có thông báo khẩn cho học sinh nghỉ học vào hôm nay, 19.9.