ttth247.com

Tính chính xác tổng mức đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, tránh đội vốn khi triển khai

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.

Kết nối sân bay, cảng biển và các tuyến đường sắt khác

Theo thông báo, đây là công trình đặc biệt quan trọng đối với phát triển đất nước, góp phần nâng tầm vị thế, cơ đồ của quốc gia trong kỷ nguyên mới nên cần các Bộ, ngành quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt để triển khai thực hiện.

Trong đó lưu ý, đề án cần bám sát chủ trương đầu tư toàn tuyến với tốc độ thiết kế 350km/h đã được Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua để tính toán, thiết kế phương án kĩ thuật phù hợp, khả thi, hiệu quả.

Cụ thể, về hướng tuyến phải nghiên cứu thẳng nhất có thể nhằm giảm chi phí, bảo đảm tốc độ khai thác. Tuyến đường sắt phải kết nối ngắn nhất đến sân bay, cảng biển lớn; bảo đảm thuận tiện liên kết hành lang Đông - Tây và kết nối với các tuyến đường sắt Trung Quốc, Lào, Campuchia.

Đối với các ga phải tính toán, xác định diện tích đủ lớn phù hợp, bảo đảm tầm nhìn chiến lược lâu dài để phát triển đầy đủ dịch vụ, hiện đại, khai thác hiệu quả tối đa nguồn lực đất đai và không gian phát triển mới.

Bộ Chính trị đã thống nhất về công năng vận tải hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh và có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết; kết hợp giữa kinh tế và quốc phòng - an ninh. 

Do đó, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Quốc phòng trong quá trình thiết kế bước tiếp theo bảo đảm yêu cầu quốc phòng - an ninh.

Đối với tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện hữu thực hiện nâng cấp để vận chuyển hàng hóa, du lịch và hành khách cự ly phù hợp.

Về sơ bộ tổng mức đầu tư, Thường trực Chính phủ yêu cầu phải rà soát kỹ lưỡng suất đầu tư phù hợp nhất với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù. Từ đó tính toán sơ bộ tổng vốn đầu tư chính xác nhất có thể, đủ tin cậy và thuyết phục. 

Hạn chế việc vượt tổng mức đầu tư do yếu tố chủ quan khi phê duyệt dự án đầu tư và tránh tình trạng đội vốn khi triển khai đầu tư, thi công công trình…

Cùng đó, Thường trực Chính phủ yêu cầu cần rà soát bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù cần thiết. Mục tiêu nhằm huy động tối đa nguồn lực và cắt giảm, rút gọn các thủ tục đầu tư. 

Đề xuất cơ chế chính sách đặc thù, đặc biệt

Bổ sung kiến nghị Quốc hội cho phép: "Đối với những cơ chế chính sách phát sinh sau khi Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, trường hợp chính sách phát sinh trong quá trình thực hiện thuộc thẩm quyền của Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định. 

Trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Chính phủ quyết định; các cơ quan báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại kỳ họp gần nhất".

Bộ Giao thông vận tải bám sát chỉ đạo của Bộ Chính trị về việc phân cấp, phân quyền. Mục tiêu là huy động nguồn lực của cả hệ thống chính trị, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng, huy động nguồn lực thực hiện dự án và xây dựng các ga dừng, đỗ. Chính phủ xây dựng cơ chế chính sách thu hút nguồn lực đầu tư.

Việc triển khai dự án trên cơ sở huy động đa dạng nguồn lực. Trong đó đầu tư công là chính (gồm ngân sách trung ương, địa phương, vốn vay, phát hành trái phiếu công trình, các nguồn vốn hợp pháp khác của Nhà nước…). 

Cùng đó là nguồn vốn đầu tư BOT, BT (đổi đất lấy hạ tầng, nhất là các nhà ga, sân đỗ) và huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác ngoài nhà nước bằng các cơ chế đặc thù, đặc biệt…

Đồng thời cần nghiên cứu cơ chế rút ngắn thời gian; làm thủ tục triển khai thực hiện nhanh, dành thời gian tập trung thi công. Có cơ chế đặc thù về khai thác đất, vật liệu xây dựng, giải phóng mặt bằng phân cấp cho địa phương.

Các bộ ngành liên quan đánh giá rà soát tác động tới các chỉ số vĩ mô, hiệu quả dự án. Bảo đảm nguyên tắc huy động cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp tham gia dự án.

Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu thành lập Tổ giúp việc chuyên trách do một thứ trưởng chỉ đạo. Thủ tướng giao chậm nhất 20-10 phải có Tờ trình của Chính phủ gửi Quốc hội. 

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Thường trực Chính phủ yêu cầu tính toán sơ bộ tổng vốn đầu tư chính xác nhất có thể, đủ tin cậy và thuyết phục; hạn chế việc vượt tổng mức đầu tư do yếu tố chủ quan và tránh tình trạng đội vốn khi triển khai đầu tư, thi công công trình.
3 ngày trước - "Phải tính đúng, tính đủ chi phí xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam", Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nói.
1 tuần trước - Thường trực Chính phủ đã yêu cầu Bộ GTVT chủ trì, rà soát, bổ sung cơ chế đặc thù cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
1 tuần trước - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ GTVT, các bộ ngành liên quan phải rà soát lại suất đầu tư, tổng mức đầu tư đảm bảo chính xác nhất có thể và tác động của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đến nợ công cũng như xây dựng cơ chế đặc...
1 tuần trước - Sáng nay 5/10, Thường trực Chính phù họp với các bộ ngành, địa phương về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc Nam trị giá trên 67 tỷ USD.
Xem tin bài khác
8 phút trước - Theo The Moscow Times, Cơ quan Giám sát An toàn Nông nghiệp Nga (Rosselkhoznadzor) đã cấm nhập khẩu cà chua, dưa, lúa mì và các loại thực phẩm khác...
8 phút trước - Bão Helene và Milton có thể tham gia danh sách cùng các siêu bão như Katrina, Sandy và Harvey, với mức thiệt hại lên tới hơn 50 tỷ USD cho mỗi cơn bão.
8 phút trước - Ông Donald Trump hôm 17/10 đã đổ lỗi cho Tổng thống Ukraine Zelensky vì đã thúc đẩy khởi động cuộc chiến giữa quốc gia này với Nga.
17 phút trước - Cổ phiếu QCG của CTCP Quốc Cường Gia Lai tăng mạnh 5/5 phiên (gồm 3 phiên tăng trần) trong tuần qua, kéo dài chuỗi tăng điểm lên phiên thứ 8 liên tiếp.
23 phút trước - Được quy hoạch với tầm nhìn trở thành "trái tim" của Yên Bình Green City, Yên Bình Đại Cát hứa hẹn trở thành tuyến phố thương mại - giải trí hiện đại, sầm uất bậc nhất Phổ Yên; là thiên đường kinh doanh của nhiều loại hình sản phẩm, dịch...