ttth247.com

Tỉnh duy nhất sẽ lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm sau đang có kết quả kinh tế ra sao trong 9 tháng năm 2024?

Tỉnh duy nhất sẽ lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm sau đang có kết quả kinh tế ra sao trong 9 tháng năm 2024?- Ảnh 1.

Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đến 2030 nêu rõ, đến năm 2030, Việt Nam sẽ có 13 thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, 5 đô thị trực thuộc Trung ương gồm Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại đặc biệt), Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại I).

Bên cạnh đó, 8 tỉnh được định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Bắc Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Dương, Bình Dương (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại I). Trong đó, Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sớm nhất trong 8 tỉnh này, vào năm 2025.

Số liệu mới nhất về tình hình kinh tế - xã hội của Cục Thống kê Thừa Thiên Huế cho biết, trong 9 tháng năm 2024, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân của Thừa Thiên Huế ước đạt 7,34 %, xếp thứ 6/14 các tỉnh, thành vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, thứ 28/63 tỉnh, thành cả nước.

Tính riêng quý 3/2024, GRDP của tỉnh ước tăng 9,82% so với cùng kỳ năm trước (quý 1 tăng 4,28%, quý 2 tăng 7,42%).

Tỉnh duy nhất sẽ lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm sau đang có kết quả kinh tế ra sao trong 9 tháng năm 2024?- Ảnh 2.

Theo đó, lĩnh vực dịch vụ của Thừa Thiên Huế tăng trưởng khá với mức tăng 7,4%, chiếm 50,24% trong cơ cấu kinh tế. Trong tháng 9, kim ngạch xuất khẩu của Thừa Thiên Huế ước đạt 114,7 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu tháng 9 ước đạt 85,8 triệu USD, tăng 60,2% so với cùng kỳ; tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 15%; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 ước tăng 0,2% so với tháng trước...

Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng 8,62 %, chiếm tỷ trọng 29,92 % trong cơ cấu GRDP của Thừa Thiên Huế. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 9 của Thừa Thiên Huế ước tăng 14 %; tính chung 9 tháng ước tăng 4,8 % so với cùng kỳ. Trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tăng 5,9 %. Ngành xây dựng của Thừa Thiên Huế tăng trưởng mạnh, ước tăng 16,35% so với cùng kỳ. Sản xuất của nhiều ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh như bia, dệt may… tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ổn định.

Thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến nay của Thừa Thiên Huế ước đạt 8.720 tỷ đồng, bằng 74% dự toán, bằng 64% chỉ tiêu phấn đấu và tăng 15,6% so với cùng kỳ. Chi ngân sách nhà nước ước của Thừa Thiên Huế đạt 9.667,3 tỷ đồng, bằng 60% dự toán.

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã cấp mới cho 32 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 6.104 tỷ đồng (trong đó có 12 dự án FDI với vốn đăng ký 35,6 triệu USD), tăng 14 dự án và tăng hơn 1.000 tỷ đồng vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2023.

Đáng chú ý, một số dự án tạo động lực mới cho tỉnh đã đi vào hoạt động: Dự án Kim Long Motors Huế (giai đoạn 1) công suất 3.500 chiếc/năm; Nhà máy Kanglongda (Giai đoạn 1), Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Phú Sơn, Nhà máy xử lý nước sạch Vạn Niên, nhà máy Scavi Huế 02,..... Đặc biệt, trong tháng 9/2024, Trung tâm Thương mại AEON MALL Huế chính thức mở cửa đón khách vào ngày 16/9/2024; khai trương Sân Golf Golden Sands Golf Resort tại huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế vào ngày 28/9/2024.

Về tình hình xuất nhập khẩu, báo cáo cho hay, trong tháng 9/2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 114,7 triệu USD, giảm 3,1% so với tháng trước và tăng 30,1% so với cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 907,8 triệu USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ; các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu gồm: Xơ, sợi, dệt các loại ước đạt 144,1 triệu USD, giảm 5,3% so với cùng kỳ; hàng may mặc ước đạt 425,2 triệu USD, tăng 5,2%; gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 145 triệu USD, gấp 2 lần,...

Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 85,8 triệu USD trong tháng 9/2024, giảm 20,8% so với tháng trước và tăng 60,2% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 767,5 triệu USD, tăng 50,2% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, báo cáo của Cục Thống kê Thừa Thiên Huế cũng thông tin, tỉnh hiện có 602 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 2.561 tỷ đồng, tăng 10,5 % về lượng và giảm 31% về vốn so với cùng kỳ. Giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 30/9/2024 của tỉnh Thừa Thiên Huế là 3.616,479 tỷ đồng/6.957,879 tỷ đồng, đạt 52 % kế hoạch; cao hơn tỷ lệ giải ngân trung bình toàn quốc (là 40,5 %), xếp thứ 19/63 tỉnh thành cả nước.

Source: cafef.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Theo Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 22/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam sẽ có thêm 8 thành phố trực thuộc Trung ương.
2 tuần trước - Mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025 của 13 tỉnh thành. ...
3 tuần trước - Trong Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2030, Hưng Yên phát triển nhanh,...
1 tháng trước - Cần kiểm soát việc mua đi, bán lại bất động sản nhiều lần, đặc biệt là tại các khu vực, dự án chung cư có hiện tượng tăng giá bất thường
2 tuần trước - Từ một tỉnh nghèo, tỉnh này đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành nơi có thu nhập bình quân đầu người cao bậc nhất Việt Nam.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Bức tranh kết quả kinh doanh quý 3/2024 của nhóm chứng khoán đã được hé lộ tương sối đầy đủ.
1 giờ trước - Các cổ đông sáng lập của công ty đều là những doanh nghiệp trong ngành, trong đó, trong đó nguồn vốn của Nhà nước hiện nay chiếm 31,25 % tổng số vốn điều lệ công ty.
1 giờ trước - BSC cho rằng tăng trưởng lợi nhuận 2025F và định giá ở mức hợp lý sẽ là yếu tố cốt lõi để lựa chọn cổ phiếu.
1 giờ trước - Dòng vốn ngoại liên tiếp bán ròng với cường độ mạnh trên toàn thị trường, giá trị mỗi phiên đều hàng trăm tỷ.
3 giờ trước - Lợi nhuận trước thuế của 19 ‘ông lớn’ nhà nước ước đạt 85.886 tỉ đồng trong 9 tháng đầu năm nay.