ttth247.com

Tính giá nước sạch: vì sao mỗi nơi mỗi khác?

Tuổi Trẻ trích đăng ý kiến xung quanh vấn đề này.

Ông Nguyễn Thanh Sử (phó tổng giám đốc Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV - Sawaco):

Tính giá theo định mức nhân khẩu: công bằng và góp phần bảo vệ tài nguyên

Hiện nay TP.HCM cấp định mức nước theo nhân khẩu, mỗi nhân khẩu có định mức 4m3/tháng. Định mức nước sinh hoạt tính theo nhân khẩu (4m3/người/tháng) đã được TP áp dụng từ năm 1996 đến nay.

Việc cấp định mức nước theo đồng hồ (tương tự như ngành điện) nếu áp dụng có thuận lợi trong việc đơn giản thủ tục hành chính, người dân không cần phải đăng ký định mức. Bên cạnh đó đơn vị cấp nước không cần phải quản lý biến động tăng hoặc giảm nhân khẩu của các hộ gia đình.

Tuy nhiên phương thức tính định mức này bất lợi với các gia đình đông người. Họ sử dụng nước nhiều hơn nhưng định mức bằng với hộ gia đình ít người, từ đó dẫn đến mức chi trả tiền nước cao hơn rất nhiều.

Đa phần những gia đình đông người thường có mức thu nhập thấp, chưa có điều kiện mua nhà ở riêng, gia đình nhiều thế hệ cùng ở chung. Vì vậy định mức nước tính theo nhân khẩu công bằng hơn. Bởi định mức được cấp riêng cho từng cá nhân. Hộ gia đình dù đông người hay ít người thì mức chi trả tiền nước của mỗi cá nhân là như nhau. 

Giá nước sinh hoạt tại TP.HCM hiện nay đang thực hiện theo quyết định số 25 ban hành ngày 24-10-2019 về ban hành giá nước sinh hoạt lộ trình 2019 - 2022. Theo đó vẫn áp dụng định mức nước sinh hoạt 4m3/người/tháng.

Lượng nước sử dụng trong định mức có giá thấp hơn giá thành và lượng nước sử dụng vượt định mức có giá cao hơn để bù chéo. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, nhất là người thu nhập thấp. Nếu áp dụng một mức giá nước thì giá thành sẽ cao hơn so với giá trong định mức.

Nước là nguồn tài nguyên quan trọng và hữu hạn. Việc áp dụng giá nước theo định mức nhằm điều tiết tiêu dùng, đảm bảo nhu cầu thiết yếu của người dân về nước sạch và khuyến khích tiết kiệm nước.

Ông Hồ Minh Nam (tổng giám đốc Công ty cổ phần Cấp nước Đà Nẵng):

Không nên bỏ định mức

Hiện nay giá nước sạch ở Đà Nẵng được chia theo khu vực nông thôn và thành thị. Từ năm 2017 đến nay giá nước sinh hoạt hộ dân cư ở đô thị được tính theo hộ gia đình với ba định mức: từ 1 - 10 m3/tháng với giá 4.000 đồng/m3, đã bao gồm thuế VAT. Hộ gia đình tiêu thụ từ 11 - 30 m3/tháng tính với giá 4.800 đồng/m3 và tiêu thụ từ 31m3 trở lên tính với giá 6.000 đồng/m3.

Giá nước sinh hoạt hộ dân cư ở vùng nông thôn rẻ hơn với ba định mức, từ 3.000 - 4.500 đồng/m3. Các hộ dân ở các xã miền núi, TP Đà Nẵng sẽ miễn phí 15m3 nước đầu tiên, hộ dân dùng qua mức này sẽ tính giá 2.400 đồng/m3. Khung giá nước ở Đà Nẵng áp dụng từ năm 2014 đến nay. Trung bình giá nước sinh hoạt bình quân ở khu vực đô thị tại Đà Nẵng đang ở mức 5.500 đồng/m3, ở nông thôn 4.800 đồng/m3.

Theo tôi, không nên bỏ việc định mức nước vì đây là yếu tố quan trọng để người dùng nước có trách nhiệm với việc sử dụng tài nguyên nước.

TS Nguyễn Đình Huấn (trưởng khoa môi trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng):

Định mức nước tính theo hộ tiện lợi hơn nhân khẩu

Khi áp dụng định mức giá cho các hộ dân, các nước trên thế giới thường có 4 loại phí: (1) phí cố định, là phí bảo trì hệ thống cấp nước; (2) phí tiêu thụ, thu theo lượng nước hộ gia đình; (3) phí xử lý nước thải, là phí xử lý nước thải; (4) thuế giá trị gia tăng (VAT).

Về đối tượng tính mức tiêu thụ nước, các nước chủ yếu vẫn dựa trên hộ gia đình. Việc này tiện lợi cho cả cơ quan quản lý và hộ gia đình vì đơn giản về thủ tục hành chính. 

Đối với phí tiêu thụ, một số nước chia theo các bậc thang để định mức giá. Việc chia bậc này tùy thuộc từng TP với mục tiêu nâng cao ý thức tiết kiệm nước và công bằng xã hội.

Đối với việc định mức bậc thang đầu tiên, thông thường sẽ căn cứ vào số nhân khẩu bình quân. Ví dụ mỗi người dân ở TP tiêu thụ khoảng 150 lít/ngày đêm, gia đình ba người tiêu thụ khoảng 13,5m3, giá trị này có thể làm tròn để làm bậc thang đầu tiên.

Ở nước ta điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa lý cũng có khác nhau. Do vậy tùy mức độ phát triển của TP mà xác định mức bậc thang khác nhau. Các hộ đông người có thể khai báo bổ sung để áp dụng mức hợp lý hơn, việc này cũng được áp dụng ở Singapore.

Ông Nguyễn Tùng Nguyên (tổng giám đốc Công ty cổ phần Cấp thoát nước Cần Thơ):

Bỏ cách tính theo bậc thang

Từ tháng 2-2024, TP Cần Thơ đang áp dụng một mức giá, không áp dụng giá nước lũy tiến hay đăng ký mức giá 10m3 đầu tiên như trước đây.

Hiện tại, Cần Thơ đã bỏ cách tính giá nước theo bậc thang.

Mức giá áp dụng chung đối với khu vực đô thị là 9.020 đồng/m3, khu vực nông thôn là 8.240 đồng/m3.

Giá nước với hộ nghèo đô thị là 5.640 đồng/m3, nông thôn là 4.820 đồng/m3.

Cách tính một mức giá, người tiêu dùng không cần phải đăng ký mức sử dụng theo nhân khẩu, đơn vị quản lý dễ dàng hơn. Người tiêu dùng sẽ biết cách sử dụng nước một cách hợp lý, tránh lãng phí, thất thoát để giảm tiền nước hằng tháng.

Ông Nguyễn Ngọc Điệp (chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam):

Bất cập với phí nước thải

Nước là loại hàng hóa đặc biệt, giá cả do Nhà nước quy định, công thức tính giá nước sạch cũng do Nhà nước quy định.

Tùy theo tình hình thực tế sở tài chính các địa phương sẽ thẩm định các yếu tố đầu vào giá nước sạch để trình UBND tỉnh, TP quyết định giá bán nước sạch cho người dân.

Chi phí sản xuất nước sạch còn phụ thuộc vào các yếu tố như đất đai, đấu thầu, đầu tư dự án và mức độ ô nhiễm nguồn nước đầu vào (cả nước mặt và nước ngầm).

Mức độ ô nhiễm nguồn nước đầu vào ngày càng lớn trong khi tiền xử lý nước thải khoảng 10-30% giá trị hóa đơn. Đây là một bất cập bởi thực tế việc sản xuất nước sạch đơn giản hơn rất nhiều việc xử lý nước người dân thải ra môi trường, vì thế nhiều nước quy định chi phí xử lý nước thải bằng 1 - 1,5 lần giá bán nước sinh hoạt.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Những ngày gần đây, nhiều người làm công ăn lương hoang mang khi phát hiện mình bị nợ thuế trên ứng dụng eTax Mobile của ngành thuế, dù trước đó đã hoàn thành quyết toán.
1 tháng trước - Tôi đang sống ở quần thể chung cư 'Liên Hiệp Quốc' gần cầu Sài Gòn. Chung cư có biệt danh ấy vì nơi đây có hàng trăm cư dân mang hàng chục quốc tịch khác nhau'.
1 tháng trước - 11 năm qua, anh Nguyễn Bình Nam dành tiền bạc và cả thanh xuân đi xây dựng 18 điểm trường ở những bản làng cho thầy trò ở rẻo cao.
2 ngày trước - Luật Bảo hiểm y tế ra đời đã 15 năm và 1 lần sửa đổi, bổ sung. 15 năm qua, luật Bảo hiểm y tế đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu chăm sóc, khám chữa bệnh cơ bản của người dân. Nhưng hiện vẫn tiếp tục sửa đổi, bổ sung luật này vì còn nhiều...
1 tháng trước - Sáng 15.9, tại hội nghị của Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về công tác khắc phục hậu quả sau siêu bão lịch sử, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiều lần nghẹn giọng, bật khóc khi đề cập tới sự tàn phá, hậu...
Xem tin bài khác
23 phút trước - Bộ Chính trị điều động, chỉ định đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình nhiệm kỳ 2020-2025; điều động, phân công tham gia...
23 phút trước - Chính quyền xã Phước Gia, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam di dời khẩn cấp toàn bộ 30 hộ ở khu dân cư Nà Nổ vì quả đồi phía sau xuất hiện vết nứt toác.
23 phút trước - Bão Trà Mi gây sóng to vỗ vào bờ làm gạch vỡ nát trên vỉa hè, một số cây ngã và mái tôn bị xô đổ.
40 phút trước - Tại Quảng Trị vừa xảy ra vụ phá rừng tự nhiên nghiêm trọng khiến hàng trăm cây gỗ quý đường kính 80 - 100cm, cao 30 - 40m bị đốn hạ hàng loạt trên diện tích gần 1,55ha.
40 phút trước - Bão Trà Mi đã vào vùng biển Huế và Đà Nẵng và dịch chuyển ra phía Bắc. Một xe tải bị lật do gió bão khi đang chạy qua phía Bắc hầm Hải Vân.