ttth247.com

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Tập trung gỡ điểm nghẽn thể chế

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu khắc phục những tồn tại, hạn chế trong xây dựng pháp luật đã kéo dài nhiều năm để tránh lãng phí, lỡ thời cơ phát triển đất nước.

Phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp 8 Quốc hội khóa 15 sáng 21/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định trong thành tựu chung của đất nước có đóng góp quan trọng của Quốc hội. Hoạt động của Quốc hội thời gian qua có nhiều đổi mới, thực chất và hiệu quả hơn, phát huy vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất với chức năng lập pháp, giám sát. Quốc hội đã đồng hành cùng Chính phủ ban hành nhiều chính sách có ý nghĩa với sự phát triển của đất nước, chăm lo đời sống nhân dân, nhất là trong thời điểm khó khăn như Covid-19. Đối ngoại Quốc hội được mở rộng với nhiều hoạt động nổi bật, được bầu vào nhiều vị trí quan trọng tại các diễn đàn lớn và uy tín trên thế giới.

Tuy nhiên, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho rằng trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội còn một số hạn chế cần sớm khắc phục. Trong ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực, thì thể chế là "điểm nghẽn" của "điểm nghẽn". Chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, một số luật mới ban hành đã phải sửa đổi; chưa tạo môi trường thuận lợi thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước, khơi thông nguồn lực trong dân.

Thủ tục hành chính còn rườm rà, dịch vụ công trực tuyến tuy được cải tiến nhưng chưa thuận tiện, thông suốt; tổ chức thực thi pháp luật, chính sách vẫn là khâu yếu. Phân cấp, phân quyền chưa triệt để, chưa rõ trách nhiệm. Còn tình trạng chồng lấn giữa lập pháp và hành pháp.

"Những tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm cần khẩn trương khắc phục, không để cản trở phát triển, gây lãng phí, lỡ thời cơ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói.

Video Tổng Bí thư, Chủ tịch nước

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp 8 Quốc hội khóa 15. Video: Truyền hình Quốc hội

Vì vậy, người đứng đầu Đảng, Nhà nước đề nghị đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp, trước hết là chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý Nhà nước vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Tư duy quản lý không cứng nhắc, "dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm".

Các quy định của luật phải mang tính ổn định, có giá trị lâu dài. Luật chỉ quy định những vấn đề khung, có tính nguyên tắc; không cần quá dài. Những vấn đề thực tiễn biến động thường xuyên thì giao Chính phủ, địa phương quy định để bảo đảm linh hoạt trong điều hành. Các cơ quan tuyệt đối không hành chính hóa hoạt động của Quốc hội; luật hóa các quy định của nghị định và thông tư.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng lưu ý đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm", cùng với cải cách triệt để thủ tục hành chính; xây dựng hành lang pháp lý cho những xu hướng mới như cách mạng 4.0, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh...

Quốc hội cần thực hiện tốt hơn chức năng giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Phương pháp, hình thức giám sát tối cao của Quốc hội phù hợp thực tiễn, tránh trùng với hoạt động của cơ quan Nhà nước khác, gây lãng phí; nâng cao hoạt động chấn vấn, giải trình, giám sát văn bản pháp luật. Quy trình quyết định ngân sách cũng cần đổi mới, từng bước thay thế việc ban hành các nghị quyết bằng các đạo luật về tài chính, ngân sách.

Đại biểu dự phiên khai mạc kỳ họp 8 Quốc hội khóa 15. Ảnh: Media Quốc hội

Đại biểu dự phiên khai mạc kỳ họp 8 Quốc hội khóa 15. Ảnh: Media Quốc hội

Ông cũng đề nghị Quốc hội đổi mới mạnh mẽ tổ chức, hoạt động; nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu, coi đây là một trong những yếu tố then chốt của then chốt. Hoạt động của Quốc hội, đại biểu Quốc hội phải "đúng vai, thuộc bài"; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quan hệ giữa các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ, bảo đảm chặt chẽ, hài hòa trong quy trình quản trị quốc gia.

Quốc hội và đại biểu Quốc hội cần thống nhất cao và gương mẫu, đi đầu, đóng góp tích cực, quan trọng xây dựng thể chế phát triển của đất nước với tinh thần "đổi mới, cải cách, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân".

Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Việt Nam đang đứng trước cánh cửa lịch sử để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. "Thực tiễn nóng bỏng của đất nước đang đặt ra những vấn đề cấp cách cần giải quyết. Nhân dân đang mong chờ và kỳ vọng vào những quyết sách của Đảng, Nhà nước và Quốc hội", ông nói và đề nghị Quốc hội, đại biểu phát huy trách nhiệm, đổi mới, bứt phá hoàn thành xuất sắc trọng trách.

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
22 giờ trước - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu tập trung rà soát, sửa đổi các quy định với tinh thần tháo gỡ triệt để điểm nghẽn, rào cản, cải cách thủ tục hành chính.
1 ngày trước - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, thử thách với các nhân sự được quy hoạch tham gia cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp.
7 giờ trước - Sáng qua, 20.10, Bộ Chính trị, Ban Bí thư T.Ư Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành T.Ư Đảng, khóa XIII tới 1,2 triệu đại biểu tại 14.934 điểm cầu trên cả nước.
1 tháng trước - Chiều 20-9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng bế mạc Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 10 khóa XIII.
23 giờ trước - Qua triển khai Nghị quyết trong cuộc sống để phát hiện, bổ sung, ngày càng hoàn thiện bước đi, tìm ra con đường ngắn nhất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, sớm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, sánh...
Xem tin bài khác
20 phút trước - Đại biểu Quốc hội vừa nhận phiếu xin ý kiến các vấn đề cần chất vấn tại kỳ họp thứ 8, gồm kế hoạch đầu tư, y tế, ngân hàng, thông tin và truyền thông.
20 phút trước - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ sẽ xây dựng chính sách thúc đẩy công nghiệp, dịch vụ phụ trợ để tham gia sâu vào quá trình xây dựng, vận hành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam.
1 giờ trước - 1.064 căn hộ tái định cư phục vụ chỉnh trang đô thị, kênh rạch ở quận 8 bị bán thương mại ra thị trường, vi phạm quy định, theo kết luận của Thanh tra TP HCM.
1 giờ trước - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ sẽ xây dựng chính sách thúc đẩy công nghiệp, dịch vụ phụ trợ để tham gia sâu vào quá trình xây dựng, vận hành tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam.
1 giờ trước - Trước tình trạng giá nhà đất Hà Nội, TP.HCM tăng cao, không sát thực tế, cử tri và Nhân dân mong muốn Quốc hội, Chính phủ có giải pháp hữu hiệu hơn để kiểm soát, bình ổn.