ttth247.com

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tạo điều kiện tốt nhất để TP HCM phát triển

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Chính phủ, Quốc hội sớm giải quyết các kiến nghị của TP HCM nhằm tạo điều kiện tốt nhất để thành phố phát triển mạnh mẽ, bền vững.

Yêu cầu được Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đưa ra tại buổi làm việc với Thành ủy TP HCM về kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ 11, chiều 17/8.

Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, trong gần 40 năm qua, kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, TP HCM luôn là địa phương đóng góp lớn cho cả nước trên cả phương diện GDP, thu ngân sách, năng suất lao động, cơ chế, chính sách mới, mô hình kinh doanh mới; nhiều ý tưởng sáng tạo, đột phá, công nghệ mới, cách làm mới thường được triển khai rồi lan nhân rộng cả nước.

"Trong khó khăn nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì mức khá, cho thấy những nỗ lực bền bỉ của Đảng bộ, chính quyền, người dân và doanh nghiệp thành phố", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói. Tuy nhiên, theo ông thành phố vẫn còn những tồn tại, hạn chế chưa tương xứng với vị trí, vai trò và tiềm năng, lợi thế.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khi làm việc với Thành ủy TP HCM, chiều 17/8. Ảnh: Hoàng Hoàng

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khi làm việc với Thành ủy TP HCM, chiều 17/8. Ảnh: Hoàng Hùng

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho rằng TP HCM đang có xu hướng phát triển chậm lại so với một số đô thị lớn trong khu vực Đông Nam Á và châu Á về năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và chất lượng sinh sống. Thành phố cũng gặp khó khăn, bất cập trong công tác quy hoạch và quản lý đô thị, nhiều dự án hạ tầng, dự án đầu tư lớn bị chậm tiến độ so với kế hoạch.

Mặt khác, kết cấu hạ tầng của thành phố còn yếu kém, ngày càng quá tải; phát triển văn hóa chưa tương xứng với vai trò, vị trí; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội vẫn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố gây bất ổn. Đáng chú ý, tinh thần tiên phong và vị thế dẫn đầu của thành phố đang suy giảm; không còn giữ vai trò dẫn đầu trong một số chỉ tiêu quan trọng.

Người đứng đầu Đảng, Nhà nước đề nghị thành phố cần khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, TP HCM cần cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, chú trọng các dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch và bảo vệ môi trường. Trong thời gian tới, thành phố phải tập trung xây dựng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị...

Đối với các đề xuất, kiến nghị của thành phố, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị Chính phủ, Quốc hội, các ban, bộ, ngành liên quan sớm nghiên cứu, xem xét và làm việc trực tiếp với thành phố để giải quyết. "Tinh thần là tạo điều kiện tốt nhất có thể để TP HCM phát triển mạnh mẽ hơn nữa, bền vững hơn nữa", ông nói.

Trước đó, theo báo cáo của TP HCM, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 11 đề ra 22 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhưng qua rà soát dự kiến có 17 chỉ tiêu sẽ hoàn thành, 5 chỉ tiêu khó hoàn thành.

Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi báo cáo tại buổi làm việc. Ảnh: Hoàng Hùng

Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi báo cáo tại buổi làm việc. Ảnh: Hoàng Hùng

Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi nói tăng trưởng kinh tế của địa phương giảm dần trong những năm qua và đóng góp của thành phố về GDP, thu ngân sách cũng giảm dần trong 5 năm qua. Nguyên nhân là các động lực tăng trưởng đang có vấn đề và có những điểm nghẽn về thể chế, hạ tầng giao thông kết nối. Nhiều tồn đọng chưa được giải quyết như dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng, các vấn đề liên quan đến SCB, Vạn Thịnh Phát, Thủ Thiêm...

Theo ông Mãi, những vấn đề tồn đọng này nếu được tháo gỡ sẽ giải phóng nguồn lực rất lớn cho sự phát triển của địa phương. "TP HCM hoàn toàn có cơ sở để tăng trưởng hai con số từ năm 2030 trở về sau và tiếp tục giữ cương vị đầu tàu, trung tâm kinh tế, cực tăng trưởng của cả nước", ông Mãi nói.

Tại buổi làm việc, TP HCM đưa ra một số kiến nghị như: Trung ương xem xét, cho phép xây dựng Luật Quản lý và Phát triển đô thị đặc biệt; các bộ, ngành quan tâm chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng cấp quốc gia và cấp vùng trên địa bàn; có chính sách thu hút nguồn nhân lực từ mọi nơi bằng xây dựng các cụm ngành kinh tế về dịch vụ, thương mại, đổi mới sáng tạo của các vùng...

Lê Tuyết

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Việt Nam cần có các doanh nghiệp bản địa mạnh để xây dựng, phát triển nền kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh, theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
3 tuần trước - Chiều 27-8, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Chủ tịch Thượng viện Úc Sue Lines và Đoàn đại biểu cấp cao Nghị viện Úc trong chyến thăm chính thức Việt Nam.
1 tháng trước - Ngày 19-8, tại Đại lễ đường Nhân dân, Thủ đô Bắc Kinh, ngay sau Lễ đón chính thức trọng thể, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm cấp cao với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
1 tháng trước - Ngày 19-8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội kiến Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Vương Hộ Ninh và Thủ tướng Lý Cường.
1 tháng trước - Trưa nay 20.8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân rời thủ đô Bắc Kinh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Sau khi lập biên bản các trường hợp tài xế vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông, lực lượng CSGT Công an TP Hà Nội sẽ gửi thông báo về địa phương xác minh; gửi về cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ để xem xét, xử lý theo đúng quy định.
4 giờ trước - Quảng Ninh- Hai tuần sau khi bão Yagi hoành hành gây thiệt hại hơn 30.000 tỷ đồng, Quảng Ninh và Hải Phòng đang huy động nhiều nguồn lực để phục hồi kinh tế.
4 giờ trước - Sân vận động Thống Nhất sẽ được sửa chữa các hạng mục tại khán đài, sân cỏ, đường chạy, xây ba khán đài mới với quy mô 3 tầng, kinh phí dự tính hơn 149 tỷ đồng.
4 giờ trước - Địa phương lên kế hoạch dùng 4.200 tỷ đồng ngân sách địa phương để làm ba dự án môi trường và giao thông, nhằm thay thế cho nguồn vốn từ Ngân hàng Thế giới.
4 giờ trước - Nhà ga metro sẽ được xây ở Trung tâm thương mại dịch vụ vòng xoay A1 rộng 7 ha tại thành phố mới Bình Dương, kết nối tuyến metro đến Suối Tiên, TP HCM.