ttth247.com

Tổng cục Hải Quan muốn kiểm soát thị trường tỷ đô thương mại điện tử

Xây dựng thủ tục hải quan theo cơ chế một cửa cho giao dịch thương mại điện tử

Theo Tổng cục Hải Quan, hiện nay Việt Nam chưa có quy định riêng đối với hàng hóa được giao dịch qua thương mại điện tử. Tùy từng trường hợp, hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử được gửi về Việt Nam lại thực hiện thủ tục hải quan theo các loại hình khác nhau.

Ví dụ hàng hóa gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh thì được thực hiện theo quy định về hàng hóa gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh; hàng hóa gửi qua dịch vụ đường biển, đường bộ, đường không thông thường thì thực hiện thủ tục hải quan như đối với hàng hóa thông thường.

Chính vì vậy, nhằm tạo cơ sở pháp lý để thực hiện quản lý đối với loại hình giao dịch thương mại điện tử, Tổng cục Hải quan hiện đang xây dựng dự thảo Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử để trình Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành.

img

Hàng hóa thương mại điện tử đang được thực hiện thủ tục hải quan theo các loại hình khác nhau.

Trong đó, Dự thảo Nghị định có một số nội dung cụ thể như xây dựng cơ chế phối hợp giữa các đơn vị quản lý về chính sách thương mại điện tử, chính sách mặt hàng, thanh toán đối với giao dịch thương mại điện tử nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại điện tử phát triển. Đảm bảo sự vận hành thông suốt giữa người mua, sàn giao dịch thương mại điện tử, nhà sản xuất, đơn vị vận chuyển nhưng vẫn đảm bảo được việc quản lý của các cơ quan nhà nước.

Xây dựng một hệ thống để kiểm soát các giao dịch thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên nền cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp như hoàn thiện cơ sở pháp lý, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng quản lý rủi ro đối với các đối tượng có tham gia vào hoạt động giao dịch thương mại điện tử.

Tổng cục Hải quan cho biết, việc ban hành Nghị định còn phụ thuộc tiến độ đầu tư Hệ thống hải quan số. Đồng thời ngành Hải quan cần có thời gian để rà soát lại các chủ trương, chính sách để đảm bảo các quy định của hoạt động thương mại điện tử vừa tạo thuận lợi cho điều kiện phát triển ở Việt Nam, nhưng đồng thời phải bảo vệ người tiêu dùng cũng như bảo hộ nền sản xuất trong nước.

Yêu cầu hành lang pháp lý đủ mạnh, thông suốt

Theo Tổng cục Hải quan, năm 2023 tổng doanh thu từ giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng trên các nền tảng thương mại điện tử đã đăng ký tại Việt Nam đạt khoảng gần 499 nghìn tỷ đồng. Trong đó, tổng doanh thu của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn gồm Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và Tiktok shop lên đến trên 233 nghìn tỷ đồng, tăng 53,4% so với năm 2022 (theo Metric).

Theo Amazone công bố, doanh thu bán lẻ hàng hóa xuyên biên giới của Việt Nam tăng trưởng trên 20% mỗi năm và dự kiến đạt 256,1 nghìn tỷ đồng (tương đương 11,1 tỷ Đô la) vào năm 2026. Mặc dù vậy, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử đã và đang đặt ra nhiều vấn đề, thách thức mới đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, trong đó, bao gồm cả việc quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới.

Phó cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) Đào Duy Tám đánh giá, hoạt động giao dịch đặc biệt sôi động sau khi dịch bệnh covid 19 diễn ra. Cơ quan Hải quan đang được Chính phủ giao xây dựng Nghị định về quản lý đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thông qua giao dịch thương mại điện tử. Dự thảo nghị định này cũng đã được Bộ Tài chính trình Chính phủ từ năm 2023.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, sau khi có hệ thống công nghệ thông tin để phục vụ cho việc quản lý các hoạt động mua bán, giao dịch trên sàn thì khi đó Nghị định sẽ ban hành và chính thức đi vào cuộc sống.

Bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giao dịch, cơ quan hải quan cũng tiếp tục rà soát các chủ trương, chính sách để đảm bảo các quy định của hoạt động thương mại điện tử vừa tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân được thực hiện mua bán được nhanh chóng, cũng như là bảo hộ nền sản xuất trong nước.

img

Phó cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Đào Duy Tám.

Có chung nhận định về sự phát triển rất nhanh của thương mại điện tử tại Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) Bùi Trung Kiên cho rằng bối cảnh hiện tại đặt ra yêu cầu về một hành lang pháp lý đủ mạnh, đủ thông suốt. Để vừa đảm bảo quyền, lợi, lợi ích chính đáng của người tiêu dùng cũng như các nhà cung cấp, các bên tham gia đồng thời phải đảm bảo quản lý nhà nước, đảm bảo về về an ninh, quốc phòng, phù hợp với các hiệp định, hiệp ước Việt Nam đã ký kết với song phương, đa phương.

"Đối với dự thảo Nghị định về quản lý hải quan đối với sản xuất, nhập khẩu, rất cần thông tin để đảm bảo quản lý tập trung bao gồm cả thông tin người bán, người mua thông tin, những những hàng hóa, thành phẩm có liên quan, giúp cho tất cả những người cùng tham gia trong chuỗi theo dõi một cách toàn trình. Cũng như đồng bộ hóa về các chính sách, thủ tục. Như vậy giúp cho công tác từ khai báo hải quan điện tử đến kê khai thuế, theo dõi thanh toán cũng như là phòng, chống trục lợi, gian lận và cũng như bảo vệ các giá trị hay là Luật sở hữu trí tuệ sẽ được tốt hơn", Phó Chủ tịch VECOM nói.

Về phía doanh nghiệp, Giám đốc Pháp lý và Hải quan, Công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển phát nhanh DHL - VNPT Đỗ Thu Thủy cũng kỳ vọng Nghị định có thể được ban hành sớm để hỗ trợ cơ quan hải quan quản lý một cách hiệu quả, cũng như đảm bảo tạo thuận lợi thương mại.

Source: danviet.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu sẽ giúp ngành công nghiệp thời trang Việt Nam chủ động nguồn nguyên phụ liệu đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu, nhanh chóng mở rộng quy mô đến năm 2030 đạt 100 tỷ USD.
1 tháng trước - Thị trường Trung Quốc cần 4 tỷ quả dừa mỗi năm, nhưng với hàng nhập khẩu chỉ cần phát hiện lẫn lá, dính đất,... thì cả lô hàng sẽ bị loại ngay.
1 tháng trước - VN-Index kết thúc một tuần giao dịch với tín hiệu tích cực, khi chỉ số hồi phục mạnh mẽ đi kèm khối lượng giao dịch gia tăng đáng kể, cho thấy dòng tiền và lực cầu đã trở lại thị trường. Với những thông tin quan trọng nổi bật về việc...
3 tuần trước - Nữ doanh nhân đầu tiên của Việt Nam sở hữu bằng lái máy bay tư nhân; bà Trương Mỹ Lan muốn xin lại túi xách Hermes bạch tạng; bà Nguyễn Phương Hằng trở lại điều hành khu du lịch Đại Nam... là những thông tin kinh tế đáng chú ý tuần qua.
1 tuần trước - Dù có giá trị hàng trăm tỷ USD nhưng PDD và Temu lại hạn chế họp hành, báo cáo thường niên thì dùng vài dòng tóm tắt trong khi giám đốc cấp cao phải ra quyết định hàng ngày, còn cấp dưới chỉ là người thực hiện.
Xem tin bài khác
4 phút trước - Công tác vào trường học kiểm tra xe máy của CSGT nhận được sự đồng tình từ người dân.
4 phút trước - Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra các dự án/gói thầu liên quan đến Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và hệ sinh thái.
4 phút trước - Theo EuroCham, một trong những vấn đề doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện càng sớm càng tốt trong bối cảnh các tiêu chuẩn xanh đang khắt khe hơn, là tăng cường ứng dụng truy xuất nguồn gốc bền vững ngay từ đầu để tạo "hộ chiếu xanh" cho...
4 phút trước - Dự án Nhiệt điện khí LNG Quỳnh Lập là 1 trong 14 dự án nhiệt điện sử dụng khí LNG thuộc danh mục các dự án nguồn điện quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành Điện tới năm 2030.
4 phút trước - Thủ tướng đã khẳng định, đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam có ý nghĩa chiến lược, đặc biệt quan trọng, mở ra không gian phát triển mới và tạo nguồn lực mới.