ttth247.com

TP HCM công bố dịch sởi

UBND TP HCM chiều 27/8 công bố dịch sởi trên địa bàn nhằm triển khai các biện pháp phòng chống, tổ chức tiêm vaccine trong bối cảnh ca sởi tăng nhanh, ba trẻ tử vong.

Cơ quan y tế địa phương đánh giá sởi là bệnh truyền nhiễm nhóm B lây qua đường hô hấp, có thể dẫn đến biến chứng nặng, tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Mọi người có nguy cơ mắc bệnh khi chưa được tiêm ngừa hoặc tiêm chưa đầy đủ.

Đây là lần đầu TP HCM công bố dịch sởi và là địa phương đầu tiên trong nhiều năm nay công bố dịch này. Ngành y tế sẽ tiến hành chiến dịch tiêm bổ sung vaccine sởi - rubella cho tất cả trẻ em từ 1 đến 5 tuổi, có thể mở rộng độ tuổi theo tình hình dịch.

Các cơ sở y tế tổ chức phân luồng và có khu khám riêng để sàng lọc bệnh sởi, người bệnh phải mang khẩu trang. Tất cả ca sốt phát ban nghi sởi sẽ được báo cáo và lấy mẫu xét nghiệm trong vòng 24 giờ.

Theo quy định của Bộ Y tế, từ ngày 20/11/2023, với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B, một xã, phường, thị trấn được coi là có dịch khi có số người mắc bệnh vượt quá số mắc trung bình của tháng cùng kỳ ba năm gần nhất. Một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được coi là có dịch khi có từ hai xã có dịch trở lên. Một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được coi là có dịch khi có từ hai huyện có dịch trở lên.

Trẻ mắc sởi điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: Lê Phương

Trẻ mắc sởi điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: Lê Phương

Trước đó, Sở Y tế TP HCM đề xuất UBND thành phố công bố dịch sởi, triển khai chiến dịch tiêm vaccine, bảo vệ nhóm nguy cơ cao như trẻ mắc bệnh nền, trước tình hình số ca mắc tăng nhanh. Tuần trước, thành phố ghi nhận hơn 100 ca phát ban nghi sởi, tăng gấp đôi so với trung bình 4 tuần trước.

Tính từ đầu năm đến 22/8, thành phố ghi nhận 353 ca sởi, trong khi từ năm 2021 đến 2023 chỉ có một ca xét nghiệm dương tính. Giới chức y tế đánh giá một trong những nguyên nhân khiến bệnh sởi tăng cao là do gián đoạn vaccine tiêm chủng trước đó, khiến miễn dịch cộng đồng yếu đi.

Biểu hiện của sởi là sốt, viêm long đường hô hấp, đường tiêu hóa và kết mạc mắt kèm nổi ban đặc trưng. Sau khi mắc sởi, đáp ứng miễn dịch của cơ thể giảm sút nên trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác. Trẻ nhỏ chưa tiêm chủng, trẻ suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai và người bị suy yếu hệ thống miễn dịch là những người có nguy cơ biến chứng nặng nếu mắc sởi.

Hiện, sởi vẫn chưa có thuốc đặc trị, chỉ điều trị triệu chứng. Đến nay, sởi vẫn là một trong 11 bệnh truyền nhiễm phải được tiêm chủng bắt buộc đối với trẻ em, gồm mũi thứ 1 tiêm lúc trẻ tròn 9 tháng tuổi và mũi thứ 2 lúc trẻ 18 tháng tuổi.

Lê Phương

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
3 tuần trước - Bệnh viện Nhi đồng 1 gần đây tiếp nhận 368 ca sởi, gặp khó khăn khi không có thuốc cấp cứu trẻ bệnh nặng, phải dùng loại khác thay thế với hiệu quả thấp hơn.
2 tuần trước - Hệ thống tiêm chủng VNVC ghi nhận lượt tiêm vaccine sởi tăng đến 300% ở nhóm trẻ 9 tháng và 4-6 tuổi trong tuần cuối tháng 8.
1 ngày trước - TP HCM ghi nhận 95 ca sởi tuần qua cho thấy bệnh có dấu hiệu chững lại, chiến dịch tiêm vaccine được tăng tốc để sớm hết dịch.
2 tuần trước - Bộ Y tế đề xuất TP HCM cân nhắc tiêm vaccine sởi cho trẻ 6-8 tháng tuổi theo khuyến cáo dành cho vùng nguy cơ cao, thay vì đợi đến 9 tháng tuổi như bình thường.
3 tuần trước - Giám đốc Sở Y tế TP HCM Tăng Chí Thượng kiến nghị Bộ Y tế sớm lập trung tâm lưu trữ quốc gia về thuốc hiếm, gồm thuốc trị bệnh thường gặp như sởi nhưng khi cần lại không có vì nhiều lý do.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.