ttth247.com

TP.HCM đề xuất các giải pháp và mô hình đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong nhà trường

Tham dự hội thảo có Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, lãnh đạo các cục, vụ chuyên môn trực thuộc bộ; ông Nguyễn Văn Hiếu - giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, đại điện Trường đại học Sài Gòn, trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Thủ Đức, trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận huyện, hiệu trưởng nhiều trường tiểu học, THCS, THPT tại TP.HCM.

Cần sự tham gia của các cấp, các ngành, cơ sở giáo dục, doanh nghiệp và ủng hộ của cha mẹ học sinh

Hội thảo được tổ chức nhằm đề xuất các giải pháp triển khai thực hiện kết luận số 91 của Bộ Chính trị, trong đó đặt ra mục tiêu từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. 

Thông qua các nội dung tham luận chuyên sâu được trình bày tại hội thảo, toàn thể đại biểu tham gia đã cùng nhau thảo luận, chia sẻ về thực trạng triển khai dạy và học tiếng Anh hiện nay, từ đó đề xuất các nhóm giải pháp đồng bộ, thiết thực và hiệu quả về cơ chế chính sách, đào tạo đội ngũ giáo viên, đổi mới nội dung chương trình và kiểm tra đánh giá, cũng như sự phối hợp của các cấp ban ngành và toàn xã hội nhằm từng bước hiện thực hóa mục tiêu mang tính chất chiến lược này.

Phát biểu đề dẫn tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Hiếu đã nêu lên một số nhóm giải pháp tiêu biểu như xây dựng môi trường học tập và sử dụng tiếng Anh, đổi mới phương pháp dạy và học tiếng Anh, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục tiếng Anh.

Ông Nguyễn Văn Hiếu đồng thời nhấn mạnh: "Để triển khai thực hiện thành công mục tiêu đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học ở Việt Nam, chúng ta cần có sự chung sức đồng lòng của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, các cơ sở giáo dục, các nhà khoa học, các chuyên gia, các doanh nghiệp cùng với sự ủng hộ của cha mẹ học sinh và toàn xã hội".

Đề xuất 3 mô hình triển khai các khung chương trình giảng dạy

Tại hội thảo, bà Nguyễn Phương Lan, Giám đốc EMG Education, đã đề xuất về mô hình triển khai các khung chương trình giảng dạy và các giải pháp kiểm tra, đánh giá dựa trên việc phân tầng 3 cấp độ triển khai. 

Đó là: Cấp độ triển khai giảng dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai một cách toàn diện; giảng dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai ở mức độ tiêu chuẩn và cấp độ thấp nhất là bắt đầu từng bước triển khai thực hiện.

Theo nhiều chuyên gia, trong nhiều năm qua TP.HCM đã và đang thực hiện nhiều chương trình, đề án mang tính đột phá như chương trình tăng cường tiếng Anh; chương trình "Dạy và học toán, khoa học và tiếng Anh tích hợpchương trình Anh và Việt Nam" thuộc đề án 5695; mô hình trường chất lượng cao "Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế" tại TP.HCM theo quyết định số 07/QĐ-UBND. 

Với điểm sáng là kết quả khả quan của đề án 5695, nhiều chuyên gia tại hội thảo khẳng định TP.HCM hoàn toàn có thể bắt đầu triển khai thực hiện đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học theo cấp độ cao nhất (triển khai một cách toàn diện) của mô hình trên ở một số trường.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng nêu ra một số giải pháp:

"Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tham mưu cho Chính phủ sớm ban hành một đề án mang tầm quốc gia về đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học, trong đó có các giải pháp về nguồn lực, cơ chế chính sách, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, tạo cơ hội cho giáo viên bản ngữ hợp tác, làm việc tại Việt Nam... 

Như thế chúng ta cần 5 trụ cột chính là quản lý nhà nước, các nhà khoa học - chuyên gia, nhà đào tạo (cơ sở giáo dục), nhà trường, nhà doanh nghiệp cùng tham gia hiến kế để thực hiện đề án mang tính quốc gia này. Theo tôi, đến năm 2025 có thể xây dựng xong đề án này và xác định rõ lộ trình cũng như các giải pháp thực hiện. Kinh nghiệm thực tiễn của TP.HCM về thực hiện đề án 5695 của UBND TP.HCM cho thấy cần có một chiến lược, một kế hoạch cụ thể…

Chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó xác định các giải pháp trước mắt, lâu dài và đột phá. Như thế cách làm đồng bộ, nhưng phải xác định đâu là giải pháp đột phá, không dàn hàng ngang, nơi nào có điều kiện phù hợp thì thực hiện. Khuyến khích các địa phương có đủ điều kiện như TP.HCM sẽ là đầu tàu dẫn dắt, định hướng việc dạy và học tiếng Anh hiệu quả".

Ông Phạm Ngọc Thưởng cũng đánh giá đây là hội thảo quy mô đầu tiên được tổ chức kể từ khi có kết luận 91 của Bộ Chính trị vào ngày 12-8 vừa qua. 

Điều đó cho thấy quyết tâm của TP.HCM trong việc tiên phong đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
6 ngày trước - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng đã có những chỉ đạo trong hội thảo về giải pháp đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức hôm nay (11.10).
2 tuần trước - Các khách mời của tọa đàm "Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học: Làm gì để vượt thách thức?" đã dành thời gian phân tích về thuận lợi, khó khăn, thách thức và tìm ra các giải pháp để thực hiện chủ trương này.
2 tuần trước - Chủ trương đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường là đúng đắn, hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhưng cần thêm các giải pháp để đi vào đời sống hiệu quả và thiết thực.
3 tuần trước - Trong bối cảnh khó khăn hiện tại, các chủ trường/nhóm lớp mầm non độc lập, tư thục cho rằng các cơ sở mầm non phải tự cứu mình bằng cách nâng cao chất lượng chăm sóc và dạy dỗ, cải thiện sản phẩm để phụ huynh tin tưởng.
1 tuần trước - Mong muốn được người khác chú ý và đánh giá cao, muốn thao túng suy nghĩ của người khác, muốn được ngưỡng mộ... Mạng xã hội trở thành công cụ để thể hiện cái tôi và thỏa mãn lòng ái kỷ của Gen Z.
Xem tin bài khác
2 giờ trước - Theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sinh viên hệ vừa học vừa làm, hệ đào tạo từ xa sẽ được cấp học bổng khuyến khích học tập như sinh viên chính quy.
2 giờ trước - Trung tâm công nhận văn bằng bằng (Cục Quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT) nêu ra 6 trường hợp văn bằng liên kết đào tạo chưa hoặc không được công nhận.
3 giờ trước - Cơ quan công an đã làm việc với Trường THCS Trường Sơn, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) để xác minh, xử lý thông tin lan truyền trên mạng xã hội, có nội dung nhà trường “dằn mặt“ phụ huynh bằng cách bắt học sinh lao động, dọn vệ sinh đến 19h,...
3 giờ trước - Ngày 18-10, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 gồm 10 môn văn hóa và 7 môn ngoại ngữ.
3 giờ trước - Bộ GD-ĐT vừa công bố đề tham khảo tất cả các môn thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.