ttth247.com

TP.HCM ghi nhận 100 ca nghi bệnh sởi trong 1 tuần, lo lây lan dịp tựu trường

Từ ngày 12-8 đến 18-8, TP.HCM ghi nhận 100 ca sốt phát ban nghi sởi, tăng hơn gấp đôi so với 4 tuần trước. Ngành y tế đang quyết liệt để kiểm soát sự lây lan dịch bệnh trước thềm năm học mới.

Chiều 22-8, tại họp báo kinh tế - xã hội, ông Nguyễn Hồng Tâm, giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), đã thông tin về diễn biến bệnh sởi trên địa bàn TP.HCM.

Theo đó, từ ngày 12-8 đến 18-8, TP.HCM ghi nhận 100 ca sốt phát ban nghi sởi, tăng hơn gấp đôi so với 4 tuần trước. Như vậy, tổng số ca sốt phát ban nghi sởi từ đầu năm đến hết ngày 21-8 là 353 ca.

Các quận huyện ghi nhận các ca sởi đã được xác định từ ngày 12-8 đến 18-8 là huyện Bình Chánh với 9 ca, quận Bình Tân với 6 ca, quận 8 với 1 ca và TP Thủ Đức với 1 ca.

Trong số các ca dương tính và lâm sàng, ghi nhận có 23% là trẻ dưới 9 tháng tuổi, 57% là từ 9 tháng đến 5 tuổi và khoảng 20% là trên 5 tuổi. Bệnh có sự dịch chuyển từ trẻ thuộc độ tuổi tiêm chủng (9 tháng đến dưới 5 tuổi) sang trẻ chưa đủ tuổi tiêm chủng (dưới 9 tháng tuổi) và trẻ trên 5 tuổi.

Theo ông Tâm, một trong những nguyên nhân khiến bệnh sởi tăng cao thời gian qua là do gián đoạn vắc xin tiêm chủng trước đó, khiến miễn dịch cộng đồng yếu đi.

Trước tình hình này, Sở Y tế đã đưa ra nhiều biện pháp quyết liệt để kiểm soát sự lây lan dịch bệnh trước thềm năm học mới.

Cụ thể là tăng cường giám sát phát hiện và khoanh vùng sớm ổ dịch sởi, đẩy mạnh hoạt động truyền thông, vận động tiêm chủng, rà soát lập danh sách trẻ để mời tiêm chủng vắc xin sởi, đảm bảo tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin an toàn, hiệu quả, nâng tỉ lệ bao phủ vắc xin sởi cho trẻ em từ 1 tuổi đến 5 tuổi đạt trên 95%.

Đồng thời có các biện pháp bảo vệ các trẻ em thuộc nhóm nguy cơ mắc sởi nặng như tổ chức tiêm chủng tại bệnh viện, tập huấn chỉ định dự phòng sau phơi nhiễm cho trẻ, tăng cường công tác phân luồng, kiểm soát lây nhiễm trong bệnh viện.

Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Y tế quận huyện và TP Thủ Đức, các trạm y tế xã phường, thị trấn đẩy mạnh hoạt động tiêm bù, tiêm vét cho trẻ trong độ tiêm chủng.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - TP HCM ghi nhận hơn 100 ca phát ban nghi sởi trong tuần qua, tăng gấp đôi so với trung bình 4 tuần trước, ngành y tế cấp tốc rà soát tiêm vaccine.
1 tuần trước - Hiện ca bệnh ở nhóm trên 5 tuổi chiếm một phần tư tổng số ca mắc, trong khi giai đoạn đầu của dịch năm nay ít gặp ở nhóm tuổi này, theo đại diện Sở Y tế TP HCM.
2 tuần trước - TP HCM ghi nhận 106 ca bệnh sởi trong tuần qua, tăng gần 54% so với trung bình 4 tuần trước, ngành y tế tiếp tục chiến dịch tiêm vaccine.
1 tháng trước - Trước nguy cơ bùng phát dịch sởi tại TP.HCM, ngành y tế TP đã tham mưu UBND TP tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh sởi không kể tiền sử tiêm chủng cho những trẻ từ 1 - 5 tuổi.
1 tháng trước - Cả nước ghi nhận khoảng 2.000 ca sởi trong 8 tháng, 18 tỉnh thành nguy cơ dịch gia tăng, Bộ Y tế khẩn cấp tiêm vaccine cho trẻ 1-10 tuổi nhằm tăng tỷ lệ miễn dịch.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.