ttth247.com

TP.HCM tìm lối đi phát triển TOD

Ban hành khối lượng lớn các chính sách

Sau 1 năm thực hiện nghị quyết này, TP.HCM đã ban hành khối lượng lớn các chính sách. Đơn cử, TP đã bố trí vốn đầu tư công cho chương trình giảm nghèo; bố trí 1.500 tỉ đồng vốn đầu tư công để hỗ trợ lãi suất đối với các dự án đầu tư được Công ty đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC) cho vay; ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư theo phương thức đối tác công - tư cho ngành văn hóa - thể thao và y tế; chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức; triển khai cơ chế đầu tư, tài chính cho các quận không có HĐND hay các kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo… Đặc biệt, nhờ cơ chế đặc thù, TP.HCM đã thành lập Sở An toàn thực phẩm; bố trí tăng 2 phó chủ tịch HĐND, UBND cho TP.Thủ Đức, tăng 1 phó chủ tịch UBND cho các huyện Cần Giờ, Hóc Môn và tăng phó chủ tịch UBND cho 51/52 phường, xã, thị trấn có dân số trên 50.000 người.

TP.HCM tìm lối đi phát triển TOD- Ảnh 1.

Phát triển các mô hình TOD góp phần giúp TP.HCM giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường

NHẬT THỊNH

PGS-TS Trần Hoàng Ngân, trợ lý Bí thư Thành ủy TP.HCM, đánh giá Nghị quyết 98 đã lan tỏa, giúp TP và cả nước phát triển. Đơn cử, TP.HCM đã đóng góp GDP cho cả nước từ 15,8% (năm 2021) lên 16,4% chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024. Cùng với đó, nhiều địa phương cũng đang xin vận dụng các cơ chế tương tự Nghị quyết 98. Ông cũng cho hay hôm 2.8, Thủ tướng đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài; đây được xem là nỗ lực của tổ tư vấn Nghị quyết 98, giúp giải quyết một trong những vấn đề giao thông nhức nhối của địa phương.

Áp dụng ngay TOD cho tuyến metro số 1

Dù vậy, TP.HCM cũng gặp không ít khó khăn khi triển khai Nghị quyết 98, nhất là cho đến nay vẫn loay hoay triển khai thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD). Theo Nghị quyết 98, TP.HCM được phép thực hiện TOD với các tuyến đường sắt và Vành đai 3.

Các chuyên gia của hội đồng tư vấn đã dành nhiều thời gian thảo luận về giải pháp phát triển TOD ở TP.HCM. Theo TS Vũ Anh Tuấn (Trường ĐH Việt Đức), TP.HCM cần có "va chạm thực tế", cụ thể nên chọn ngay tuyến metro số 1 sắp vận hành với 3 nhà ga tiềm năng để phát triển TOD, từ đó lấy vốn để hỗ trợ các tuyến còn lại.

Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, mục tiêu xây dựng 180 km đường sắt đô thịtrong 11 năm tới là điều không dễ dàng đối với địa phương và để làm TOD, TP.HCM cần đổi mới tư duy, cách tổ chức và pháp lý. Cụ thể, cần xác định tư duy kinh tế thị trường là cốt lõi, tạo ra được nguồn tài chính và đảm bảo lợi ích cho những bên liên quan. Khi tổ chức, mỗi sở, ngành đều phải xắn tay vào làm, cho ra một kịch bản chung và cam kết tiến độ cụ thể. Ông cũng cho rằng TP.HCM không nhất thiết phải gấp gáp "chạy KPI" vận hành tuyến metro số 1, thay vào đó hãy dành thời gian chuẩn bị thật kỹ lưỡng, làm tốt công tác hạ tầng, kết nối xe buýt để đem lại hiệu quả KT-XH thiết thực, rồi từ đó lấy bài học kinh nghiệm nhân rộng mô hình.

Đề xuất mới về thu hồi đất

Một giải pháp khác được nhiều chuyên gia của hội đồng tư vấn hiến kế và đồng thuận liên quan công tác thu hồi đất khi phát triển TOD. Ông Phan Chánh Dưỡng, nguyên Phó tổng giám đốc Công ty liên doanh Khu chế xuất Tân Thuận, dẫn lại câu chuyện trước đây khi đền bù đất thu hồi làm khu chế xuất cao gấp 2 - 3 lần giá thị trường và được người dân hưởng ứng; nhưng sau khoảng chục năm, khu chế xuất phát triển thì giá đất cao gấp 10 - 20 lần và điều này gây bất mãn cho dân. Do đó, ông cho rằng nhà nước nên tính toán giải pháp "cổ phần hóa" đền bù. Tương tự, PGS-TS Võ Trí Hảo, thành viên hội đồng tư vấn, cho biết theo hướng đền bù này, người dân được trả trước một phần tiền mặt và phần còn lại sẽ được trả dần theo giá trị tăng lên theo thời gian của bất động sản.

Ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho hay việc phát triển TOD, cái khó nhất nằm ở vấn đề quy hoạch. Ông đề nghị ngành quy hoạch, GTVT… phải sớm tham mưu UBND TP.HCM đề án phát triển TOD tổng thể, trong đó gồm bao nhiêu dự án lớn cũng như cách thức, giải pháp khai thác các quỹ đất xung quanh nhà ga và dọc các tuyến metro, vành đai và các vùng phụ cận.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Khi thị trường livestream bán hàng ngày một cạnh tranh hơn, những người trẻ mới vào nghề buộc phải tìm cho mình một hướng đi mới và hướng đi ấy không tách rời giá trị cộng đồng.
1 tháng trước - Hầu hết mô hình hộp ngủ tại các quận trung tâm TP.HCM đều rất chật hẹp, lối thoát hiểm có nơi không đảm bảo an toàn.
1 tháng trước - Thành phố muốn cải tạo nhà trọ từ năm 2006, lập quỹ cho vay sửa chữa, xây mới phòng cho công nhân thuê... nhưng sau gần 20 năm việc triển khai vẫn còn lúng túng.
1 tháng trước - Thành phố muốn cải tạo nhà trọ từ 20 năm trước nhưng gần như thất bại bởi thị trường nằm hoàn toàn trong tay tư nhân, trong khi nhu cầu thuê phòng trọ giá rẻ vẫn cao.
1 tháng trước - Thành phố từng quy định phòng trọ phải đảm bảo ít nhất 5 m2 mỗi người, cùng chính sách hỗ trợ chủ trọ vay vốn cải tạo nhưng đều không hiệu quả, bởi nhu cầu thuê phòng giá rẻ vẫn cao.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Sau khi lập biên bản các trường hợp tài xế vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông, lực lượng CSGT Công an TP Hà Nội sẽ gửi thông báo về địa phương xác minh; gửi về cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ để xem xét, xử lý theo đúng quy định.
4 giờ trước - Quảng Ninh- Hai tuần sau khi bão Yagi hoành hành gây thiệt hại hơn 30.000 tỷ đồng, Quảng Ninh và Hải Phòng đang huy động nhiều nguồn lực để phục hồi kinh tế.
4 giờ trước - Sân vận động Thống Nhất sẽ được sửa chữa các hạng mục tại khán đài, sân cỏ, đường chạy, xây ba khán đài mới với quy mô 3 tầng, kinh phí dự tính hơn 149 tỷ đồng.
4 giờ trước - Địa phương lên kế hoạch dùng 4.200 tỷ đồng ngân sách địa phương để làm ba dự án môi trường và giao thông, nhằm thay thế cho nguồn vốn từ Ngân hàng Thế giới.
4 giờ trước - Nhà ga metro sẽ được xây ở Trung tâm thương mại dịch vụ vòng xoay A1 rộng 7 ha tại thành phố mới Bình Dương, kết nối tuyến metro đến Suối Tiên, TP HCM.