ttth247.com

TP.HCM triển khai phần mềm tra cứu thuốc cấp cứu người bệnh

Sở Y tế TP.HCM đã triển khai phần mềm tra cứu thuốc cấp cứu, với 14 bệnh viện tham gia tra cứu, chia sẻ 37 loại thuốc cấp cứu.

Sở Y tế TP.HCM ngày 20-9 cho biết đã triển khai và thông tin quy trình tra cứu, hỗ trợ thuốc cấp cứu giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn TP. Đây được xem là giải pháp tăng cường sự phối hợp và tính chủ động ứng phó trong các tình huống cấp cứu người bệnh.

Đồng thời nhằm đảm bảo tối ưu việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn thuốc cấp cứu, nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu cấp cứu và chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của các bệnh viện thuộc hệ thống y tế TP.HCM.

Quy trình tra cứu, hỗ trợ thuốc cấp cứu giữa các cơ sở khám, chữa bệnh trên ứng dụng có 3 bước:

- Bước 1: Tra cứu tìm thuốc cấp cứu (bác sĩ trực trách nhiệm thực hiện). Tại bước này, qua thăm khám, chẩn đoán, chỉ định điều trị xác định cần thuốc điều trị cấp cứu đặc hiệu nhưng không sẵn có tại bệnh viện. Bác sĩ trực cần truy cập ngay vào phần mềm tra cứu thuốc cấp cứu để xác định thuốc cần sử dụng hiện đang có tại bệnh viện nào.

- Bước 2: Liên hệ, đề nghị được hỗ trợ thuốc cấp cứu (lãnh đạo trực bệnh viện trách nhiệm thực hiện). Theo đó, lãnh đạo bệnh viện sẽ liên hệ trực tiếp với lãnh đạo của bệnh viện hiện có thuốc (liên hệ qua điện thoại) đề nghị được hỗ trợ thuốc cấp cứu cho bệnh viện.

- Bước 3: Tiếp nhận thuốc cấp cứu (nhân viên trực Dược, trưởng khoa Dược trách nhiệm thực hiện). Cụ thể, nhân viên trực Dược đi nhận thuốc ngay sau khi được sự chấp thuận của trực lãnh đạo bênh viện nơi có thuốc (sử dụng phiếu mượn thuốc) và bàn giao ngay cho khoa lâm sàng có nhu cầu sử dụng thuốc. Sau khi nhận thuốc, khoa Dược thực hiện và gửi văn bản mượn thuốc trong vòng 24.

Phần mềm và quy trình tra cứu có 14 bệnh viện trên địa bàn TP cùng tra cứu và chia sẻ 37 loại thuốc cấp cứu, gồm: Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Truyền máu huyết học, Viện Tim, Bệnh viện Nguyễn Trãi, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nhân dân Gia Định và Bệnh viện Trưng Vương.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Ứng dụng tra cứu thuốc giúp các bác sĩ trực cấp cứu dễ dàng tra cứu xem bệnh viện nào hiện có thuốc cấp cứu mà ca trực đang cần để cứu chữa bệnh nhân.
1 tháng trước - Về cơ bản, TP.HCM vẫn đủ thuốc đáp ứng cho nhu cầu điều trị, tuy nhiên có nhiều trường hợp thuốc chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong tình hình cấp bách do nhiều nguyên nhân.
1 tuần trước - TP HCM ghi nhận 98 ca sởi tuần qua, tăng về số lượng và phạm vi lan rộng so tuần trước song tiến độ chủng ngừa chậm, đạt khoảng 16% số trẻ cần tiêm vaccine.
1 tháng trước - Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7 rộng 24.000 m2, trang bị loạt thiết bị hiện đại điều trị các bệnh lý tim mạch, thần kinh, ung thư, sản nhi, tiêu hóa...
1 tháng trước - TP HCM- Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy lần đầu ghép mảnh in 3D titan dạng lưới, tái tạo xương chân cho bệnh nhân 39 tuổi.
Xem tin bài khác
17 phút trước - Là đối tác chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam hơn một thập kỷ qua, Takeda đã gắn bó sâu sắc và mang đến nhiều giải pháp phòng ngừa, điều trị tiên tiến, góp phần cải thiện sức khỏe cho người dân.
56 phút trước - Kháng thuốc là một trong 10 mối đe dọa toàn cầu, trong đó có Việt Nam, khi 1/3 số thuốc kháng sinh sử dụng ở nước ta được cho là "không phù hợp".
56 phút trước - Tôi hay bị nghẹt mũi một bên, chảy nước mũi, cảm giác khó thở. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh gì, điều trị thế nào? (Hồng Anh, Bến Tre)
56 phút trước - Dậy thì sớm khiến trẻ khó đạt chiều cao tối ưu khi trưởng thành, bạn có thể làm chậm lại quá trình phát triển sinh lý này bằng một số biện pháp.
1 giờ trước - Sau khi tự nặn mụn, anh Hoàng sốt cao liên tục, cuối cùng phải nhập viện vì nhiễm trùng nặng, dẫn đến viêm cân mạc hoại tử, cực kỳ nguy hiểm.