ttth247.com

Trách ngành đường sắt, hành khách cũng nên xem lại mình?

Xung quanh câu chuyện Nỗi ám ảnh của hành khách đi tàu hỏa: Nhà vệ sinh, nhiều bạn đọc đã có ý kiến phản hồi đến Tuổi Trẻ Online.

Đi vệ sinh không giội nước, giấy vệ sinh vứt bỏ lung tung

Tôi thường xuyên đi lại bằng tàu hỏa mỗi khi có dịp về quê hay trong những chuyến đi công tác. Công bằng mà nói, vài năm trở lại đây, ngành đường sắt đã có nhiều chuyển biến tích cực. 

Dịch vụ trên những chuyến tàu đầy đủ và tiện ích hơn. Nhiều toa tàu được đầu tư và thay mới hoàn toàn, tiện nghi và màu sắc bắt mắt, đẹp hơn. Như đoàn tàu đôi SE21/SE22 chạy tuyến Sài Gòn - Đà Nẵng, các toa giường nằm rộng rãi được bố trí đèn đọc sách, WiFi sử dụng miễn phí.

Nhưng có những dịp đi trên những chuyến tàu hỏa vào dịp lễ, Tết, có thời điểm tình trạng nhà vệ sinh có lúc bốc mùi hôi. 

Lượng khách đông gấp đôi gấp ba ngày thường, nhân viên phụ trách toa tàu quá tải với đủ thứ công việc, lau dọn chưa kịp thời.

Theo quan sát, nhà vệ sinh trên các toa tàu không được sạch sẽ cũng xuất phát từ một phần nguyên nhân là do ý thức của một số hành khách. 

Có người khi đi vào nhà vệ sinh xong đôi khi không thèm giội nước dù nhà vệ sinh không hề thiếu nước như chuyện trước đây. Giấy vệ sinh sử dụng xong vứt bỏ lung tung. 

Nhiều khi đứng chờ tới lượt bước vào nhà vệ sinh một tay tôi phải bịt mũi, một tay tôi phải nhấn nút để xả nước giùm cho người vừa đi ra.

Đó là chưa kể có nhiều hành khách khi đi tàu hỏa mang theo đồ ăn là bánh kẹo, đậu phộng... vừa ăn vừa làm rơi vãi lung tung xuống sàn tàu. Có người còn thản nhiên vứt hộp giấy, hộp xốp, bịch rác... ngay dưới sàn mà không chịu mang đi bỏ vào thùng rác. 

Thiết nghĩ ngành đường sắt cần đầu tư trang thiết bị cũng như áp dụng công nghệ khử mùi tiên tiến, hiện đại hơn như một số nước phát triển đã sử dụng, để phòng vệ sinh trên mỗi toa tàu được sạch sẽ hơn. 

Nhân viên phụ trách mỗi toa tàu cũng cần thường xuyên dọn rửa nhà vệ sinh nhiều hơn và nhắc nhở hành khách cần ý thức giữ vệ sinh chung. 

Và bản thân mỗi hành khách đi tàu cần chung tay với ngành đường sắt để giảm quá tải và áp lực cho nhân viên phục vụ trên mỗi toa tàu như hiện nay qua những hành động nhỏ: Nhấn nút giội nước sau khi đi vệ sinh, bỏ rác vào thùng...

Bạn đọc Nguyễn Đước

Cơ sở vật chất tàu hỏa đã cải thiện, ý thức mới đáng bàn? 

Bạn đọc Phuong bày tỏ: "Trách ngành đường sắt thì hành khách chúng ta cũng nên xem lại mình. Khách đi tàu không giữ vệ sinh thì cả toa tàu bao nhiêu khách làm sao nhân viên vệ sinh làm cho kịp.

Tôi nhiều lần thấy hành khách đem chai, ly nhựa vô nhà vệ sinh sử dụng xong bỏ lăn lóc, giấy thì bỏ xuống sàn luôn".

Theo bạn đọc LuongVN: "Thực ra cơ sở vật chất trong các đoàn tàu hiện tại đã được cải thiện, chỉ có ý thức của người sử dụng là thứ đáng bàn nhất. Cái này không ai giám sát, kiểm tra được, chỉ có ý thức của mỗi cá nhân thì mới giữ được vệ sinh chung.

Việc vệ sinh trên tàu tưởng chừng rất nhỏ nhưng mang lại tâm lý dè dặt khá lớn cho rất nhiều người khi nghĩ tới loại hình vận tải này.

Rất mong ngành đường sắt chú trọng cải thiện cơ sở vật chất, đồng thời sử dụng các phương tiện truyền thông nâng cao ý thức của hành khách, cải thiện hành vi, cử chỉ trên tàu sao cho văn minh lịch sự".

Từng công tác trong ngành đường sắt từ những năm 1970, bạn đọc Nguyễn Văn Hùng chia sẻ: "Nói chung vấn đề vệ sinh trên tàu vẫn chưa giải quyết được triệt để.

Hiện nay toa xe đẹp, tiện nghi; nhân viên lịch sự; chạy đúng giờ... rồi nên nếu giải quyết tốt vấn đề vệ sinh thì số người sử dụng phương tiện đường sắt sẽ tăng lên đáng kể.

Tuy nhiên việc thiết kế nhà vệ sinh trên tàu cũng có khó khăn. Nên chăng thiết kế một toa chuyên dụng trên một chuyến tàu làm khu vực vệ sinh thì sẽ dễ dọn dẹp hơn".

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Phó thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, ngoài phạm vi đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao từ Hà Nội đến điểm cuối tại TP.HCM, cũng cần xem xét, nghiên cứu phương án kéo dài từ địa đầu Móng Cái đến mũi Cà Mau.
1 tuần trước - Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các đơn vị rà soát, đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam.
1 tháng trước - Hướng tới mục tiêu trên, từ đầu nhiệm kỳ đến nay người đứng đầu Chính phủ luôn nhấn mạnh, thúc giục các bộ ngành, địa phương hành động theo tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi", biến nhiều điều tưởng như không thể thành có thể.
1 tháng trước - Tôi đang sống ở quần thể chung cư 'Liên Hiệp Quốc' gần cầu Sài Gòn. Chung cư có biệt danh ấy vì nơi đây có hàng trăm cư dân mang hàng chục quốc tịch khác nhau'.
1 tuần trước - Bộ ngành cần chủ động cùng TP HCM thực hiện cơ chế đặc thù, không để thành phố phải đeo bám xin ý kiến nghe rất xót xa, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị.
Xem tin bài khác
10 phút trước - Dự báo khoảng 23-25/10, trên Biển Đông có thể xuất hiện áp thấp nhiệt đới/bão. Từ hôm nay (19/10) đến những ngày tới, thời tiết biển rất xấu.
10 phút trước - Đón đợt không khí lạnh lệch Đông có cường độ nhẹ, hôm nay (19/10), Bắc Bộ mưa vài nơi, sáng sớm sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng, riêng Thủ đô Hà Nội có thể xuất hiện mưa dông vào buổi sáng.
58 phút trước - Hội nghị giao ban với các ban đảng, 4 văn phòng, các đảng ủy, cơ quan, đoàn thể ở T.Ư (25 đầu mối) chỉ ra những nhiệm vụ công tác trọng tâm quý 4/2024 và thời gian tới. Trong đó, tích cực chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng, nhất là việc xin ý...
58 phút trước - Muốn kiểm soát tài sản cán bộ hiệu quả, một hệ thống quy định chặt chẽ, để không chỉ dựa trên sự trung thực của đối tượng được kiểm soát, là hết sức cần thiết.
58 phút trước - Chiều 18.10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại các nước, tổ chức quốc tế nhiệm kỳ 2024 - 2027.