ttth247.com

Trắng đêm cấp cứu nạn nhân bão YAGI

Cơn bão số 3 Yagi càn quét Hà Nội đã gây thiệt hại nặng nề. TS. Nguyễn Minh Tuấn, Phó Trưởng khoa Thận tiết niệu và lọc máu (Bệnh viện E) cho biết, trong ngày cơn bão số 3 đổ bộ vào Hà Nội, Bệnh viện E đã tiếp nhận tổng cộng 36 ca cấp cứu. Trong đó có 16 ca cấp cứu ngoại khoa (10 trường hợp cấp cứu do người bệnh gặp tai nạn liên quan đến bão số 3); 20 ca cấp cứu nội khoa.

Trong đêm bão đổ bộ, để đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh trong bão, khoa Cấp cứu, Bệnh viện E luôn sáng đèn và liên tiếp tiếp nhận nhiều trường hợp người dân bị thương do tai nạn liên quan đến cơn bão số 3.

Một trong những trường hợp nặng đêm qua, được các bác sĩ Bệnh viện E tiếp cận là người bệnh N.V.S (ở Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau đầu, đau vai trái… được chẩn đoán chấn thương sọ não vỡ xương trán, máu tụ ngoài màng cứng. Theo lời kể của người nhà, trong lúc mưa bão, người bệnh bị tai nạn ngã từ trên cao xuống khi đang cố gắng gia cố mái tôn. Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ đã nhanh chóng cầm máu, tiến hành chiếu chụp, thực hiện các xét nghiệm cần thiết… sau đó lập tức chuyển người bệnh lên phòng mổ cấp cứu.

Trắng đêm cấp cứu nạn nhân bão YAGI - 1

Trường hợp người bệnh L.V.T (Hà Nội) nhập viện trong tình trạng chảy máu nhiều vùng da đầu do trong lúc bão lớn bị mái tôn công trình rơi vào đầu. Người bệnh ngay lập tức được các bác sĩ tiến hành cầm máu, rửa và khâu vết thương cho người bệnh…

Bệnh nhân N.T.D (nữ, 68 tuổi, ở tỉnh Bắc Giang) nhập viện trong tình trạng bị đau ngực trái nhiều kèm khó thở, vã mồ hôi, đau lan lên cổ, tay trái và sau lưng... Trước đó, người bệnh được theo dõi tại một cơ sở y tế ở địa phương, tuy nhiên khi tình trạng trở nên nặng hơn, người bệnh đã được chuyển về cấp cứu tại Trung tâm tim mạch (Bệnh viện E). Thông qua hình ảnh chiếu chụp, siêu âm tim… các bác sĩ xác định người bệnh bị nhồi máu cơ tim cấp, cần can thiệp sớm nhằm đảm bảo tính mạng cho người bệnh.

Trắng đêm cấp cứu nạn nhân bão YAGI - 2

Theo BSCKII Lý Đức Ngọc, Phó trưởng khoa Nội tim mạch người lớn, Trung tâm tim mạch, đây là 1 trong 3 ca cấp cứu do nhồi máu cơ tim cấp được các bác sĩ đặt stent mạch vành. Sau can thiệp, sức khoẻ của 3 người bệnh đều ổn định.

Nhằm chủ động ứng phó khi cơn bão số 3 đổ bộ và chống ngập lụt Bệnh viện do mưa hoàn lưu sau bão, Ban Giám đốc Bệnh viện E chỉ đạo các khoa, phòng trong toàn bệnh viện đảm bảo sẵn sàng nhân lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; đảm bảo công tác trực ban, trực cấp cứu 24/24 giờ. Giao nhiệm vụ cho các phòng chức năng, đặc biệt phòng Hành chính Quản trị huy động nhân sự tổ điện nước; tổ bảo vệ; tổ xe; tổ xây dựng, sửa chữa và các lực lượng gồm Ban chỉ huy quân sự Bệnh viện, đội Tự vệ, Đoàn Thanh niên… đảm bảo túc trực tại Bệnh viện, sẵn sàng ứng cứu khi cơn bão số 3 đổ bộ nhằm giảm thiểu, hạn chế tối đa các tác hại do bão số 3 gây ra như mưa dột tràn nước vào sàn, phòng bệnh ở một số toà nhà cũ, đảm bảo hoạt động cấp cứu, đảm bảo an toàn toàn bộ người bệnh và nhân viên, máy móc và phương tiện… không để gián đoạn công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh. Ngoài ra, công tác tiếp nhận cấp cứu, điều trị, phẫu thuật cho người bệnh khác vẫn diễn ra bình thường.

TS.BS Nguyễn Công Hựu – Giám đốc Bệnh viện E khẳng định, lợi thế của Bệnh viện E là bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh với nhiều chuyên khoa mũi nhọn như tim mạch, cơ xương khớp, chấn thương chỉnh hình, tiêu hóa, gan mật, hồi sức tích cực… đáp ứng được nhu cấp cấp cứu và điều trị bệnh của người dân.

Bên cạnh đó, hệ thống Cấp cứu ngoại viện Bệnh viện E sẽ phối hợp với Trung tâm cấp cứu 115 sẵn sàng tiếp nhận người bệnh cấp cứu từ các nơi chuyển đến. Tổ cấp cứu ngoại viện luôn túc trực sẵn sàng lên đường chi viện cho các địa phương khi có yêu cầu. Khi người dân gặp bất kỳ một sự cố nào về y tế cần được cấp cứu hãy gọi 115 hoặc số hotline của hệ thống Cấp cứu ngoại viện – Bệnh viện E là 0243.7480648 (24/7) để được giúp đỡ và đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất, đảm bảo tính mạng cho người bị nạn.

Ngay sau cơn bão, Ban lãnh đạo Bệnh viện đã tổ chức cuộc họp khẩn, giao nhiệm vụ cho các lãnh đạo chủ chốt và tua trực, các lực lượng tích cực dọn dẹp cây đổ, làm sạch cảnh quan bệnh viện, khoa phòng để chuẩn bị cho hoạt động khám chữa bệnh ngày mai được diễn ra ổn định.

Source: 24h.com.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Khi bão Yagi tấn công Hà Nội, chiếc xe cấp cứu của êkíp bác sĩ Huyền Linh vẫn chạy trong gió mưa chở cụ ông bị khó thở ngừng tim đến bệnh viện.
1 tuần trước - Trong đêm bão Yagi đổ bộ, khoa cấp cứu Bệnh viện E luôn sáng đèn và liên tiếp tiếp nhận nhiều người dân bị thương do tai nạn liên quan cơn bão.
1 tuần trước - Bệnh viện Bãi Cháy, Quảng Ninh vừa cấp cứu 6 trường hợp bệnh nhân ngộ độc khí CO từ máy phát điện.
5 ngày trước - Vượt qua những cung đường trắc trở do mưa lũ, sạt lở sau bão số 3, đoàn công tác Bệnh viện Việt Đức mang theo 100 đơn vị máu cấp tốc đến với Lào Cai để giúp các đồng nghiệp chủ động máu điều trị. Cùng đó số tiền 1 tỷ đồng cũng được trao...
1 tuần trước - Quảng Ninh- Bệnh viện Bãi cháy tiếp nhận 6 bệnh nhân bị ngộ độc khí CO từ máy phát điện, trong đó hai người hôn mê, suy hô hấp.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.