ttth247.com

Trình Quốc hội đề án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Dự án hơn 1.540 km đi qua 20 tỉnh thành

Theo Chính phủ, dự án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có điểm đầu tại TPHà Nội (ga Ngọc Hồi); điểm cuối tại TPHCM (ga Thủ Thiêm) với tổng chiều dài tuyến hơn 1.540 km, được đầu tư bằng hình thức đầu tư công,

Dự án đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP.HCM.

Dự án có mục tiêu xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435 mm, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; xây dựng 23 ga khách, 5 ga hàng; đường sắt tốc độ cao vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.

Tổng nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 10.827 ha, với số dân tái định cư khoảng 120.836 người. Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 1.713.548 tỷ đồng (tương đương 67,34 tỷ USD).

Chính phủ cho biết, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam dự kiến đầu tư công trình tuyến khoảng 60% là cầu, 10% là hầm và 30% là nền đất, nên suất đầu tư dự án khoảng 43,7 triệu USD/km.

Đây là mức trung bình so với một số tuyến đường sắt tốc độ cao trên thế giới có cùng dải tốc độ khai thác khi quy đổi về thời điểm năm 2024. Tổng mức đầu tư được tính theo quy định của pháp luật về xây dựng và các điều kiện kinh tế vĩ mô tại thời điểm hiện nay.

Nguồn vốn thực hiện dự án là nguồn vốn từ ngân sách trung ương bố trí theo các kỳ trung hạn, vốn góp của các địa phương, vốn huy động có chi phí thấp và ít ràng buộc.

Trình Quốc hội đề án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam- Ảnh 1.

Chính phủ đề xuất ưu tiên lựa chọn nhà thầu cam kết chuyển giao công nghệ mới mà trong nước chưa có khi thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao. Ảnh minh họa.

Trong quá trình xây dựng và vận hành, sẽ kêu gọi doanh nghiệp tham gia đầu tư các khu dịch vụ, thương mại tại các ga; đầu tư thêm phương tiện để khai thác khi có nhu cầu.

Đề xuất 19 chính sách đặc thù

Về tiến độ thực hiện, Chính phủ đề xuất lập Báo cáo nghiên cứu khả thi trong năm 2025-2026; khởi công cuối năm 2027; phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến trong năm 2035.

Về tổ chức khai thác, Chính phủ đề xuất, trong điều kiện bình thường, đề xuất tổ chức khai thác chủ yếu vận chuyển hành khách (tàu chỉ dừng ở một số ga chính; tàu dừng đan xen ở tất cả các ga...); trường hợp có nhu cầu vận tải hàng hóa, hoặc xuất hiện tình huống khẩn cấp sẽ điều chỉnh biểu đồ chạy tàu cho phù hợp.

Về phương án tổ chức quản lý, Chính phủ đề xuất Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam là đơn vị tiếp nhận quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng và tổ chức vận hành khai thác toàn tuyến; được giao toàn bộ phương tiện, thiết bị để khai thác và chịu trách nhiệm trả nợ chi phí đầu tư.

Để thực hiện dự án, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép dự án được áp dụng 19 chính sách, cơ chế đặc thù. Trong đó, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho áp dụng danh mục sản phẩm công nghiệp đường sắt, công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp khác phục vụ dự án thuộc đối tượng giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng cho tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam; tiêu chí lựa chọn tổ chức, doanh nghiệp nhà nước được giao nhiệm vụ hoặc doanh nghiệp Việt Nam khác được đặt hàng cung cấp sản phẩm công nghiệp đường sắt, công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp khác; nghiên cứu, ứng dụng, nhận chuyển giao công nghệ đường sắt phục vụ Dự án.

Trong quá trình lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng thực hiện, chủ đầu tư phải quy định điều khoản cụ thể về lộ trình, nội dung chuyển giao công nghệ đối với tổng thầu, nhà thầu theo danh mục chuyển giao công nghệ nêu trong dự án đầu tư được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Chính phủ đề xuất ưu tiên lựa chọn tổng thầu, nhà thầu cam kết chuyển giao công nghệ mới, hiện đại, phức tạp mà trong nước chưa có; đối với các sản phẩm công nghiệp đường sắt, công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp khác phục vụ Dự án mà trong nước có thể sản xuất được, chủ đầu tư, tổng thầu, nhà thầu phải ưu tiên đặt hàng các doanh nghiệp Việt Nam.

Source: cafef.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Chiều 12/9, tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 8 và cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành Phiên họp.
3 tuần trước - Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được đánh giá sẽ là một công trình trọng điểm quốc gia mang lại nhiều giá trị to lớn cho phát triển kinh tế của đất nước. Dự án chuẩn bị được trình Quốc hội xem xét để triển khai trong giai đoạn tới.
3 tuần trước - Viễn cảnh "sáng đi làm ở TP. Hà Nội, TP.HCM, tối về quê ở" được tổ tư vấn lập dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam cho là khả khi. Tác động của dự án đường sắt này đến thị trường bất động sản ra sao?
2 tuần trước - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.
3 tuần trước - Đây là một trong những mốc tiến độ cần đạt được để có thể trình Quốc hội xem xét, thông qua chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Xem tin bài khác
3 phút trước - Chuyến bay A350-900 mang số hiệu WFL8623 từ thủ đô Praha (Cộng hòa Czech) đã đưa khoảng 400 khách hạ cánh xuống Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc.
21 phút trước - Phó Tổng thống Kamala Harris tìm kiếm sự ủng hộ từ những cử tri còn do dự ở bang Pennsylvania trong khi ông Donald Trump đẩy mạnh chiến dịch ở Georgia.
1 giờ trước - Chuỗi nhà hàng Pho Holdings do người Anh sáng lập đã nộp đơn xin hủy bản quyền với từ “pho” (phở) sau hàng loạt chỉ trích.
1 giờ trước - Một số vùng trồng cà phê tại Tây Nguyên đã xuất hiện tình trạng kẻ gian hái trộm cà phê chín sớm khi vụ thu hoạch đang cận kề và giá cao hơn nhiều năm.
1 giờ trước - Để người Việt Nam hiểu và tin dùng hàng Việt Nam, Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương cho rằng, tỉnh Kon Tum và Gia Lai phải tăng cường quảng bá, giới thiệu hàng Việt trên các nền tảng thương mại số.