ttth247.com

Trịnh Văn Vinh thất bại ở ba lần cử giật, hết cơ hội tranh huy chương

Trịnh Văn Vinh không thực hiện thành công cả ba lần cử giật 128 kg, tại hạng 61kg nam Olympic Paris 2024, qua đó không còn cơ hội cạnh tranh huy chương.

  • Phần thi cử giật kết thúc

    Ba vị trí dẫn đầu lần lượt thuộc về Li Fabin - 143 kg, Eko Yuli Irawan - 135 kg và Theerapong Silachai - 132 kg. Trong khi đó, Trịnh Văn Vinh cùng ba đô cử do không có kết quả cử giật nên cũng sẽ không thi đấu phần cử đẩy.

    Các VĐV có khoảng 15 phút nghỉ ngơi.

    Screenshot-2024-08-07-at-21-34-4201-6938
  • Li Fabin phá kỷ lục cử giật hạng 61kg nam Olympic

    Li Fabin nâng thành công mức 140 kg ở lần thứ hai, rồi hướng tới phá kỷ lục 142 kg tiêu chuẩn của Olympic, khi nâng mức tạ cuối lên 143 kg. Đô cử 31 tuổi thực hiện gần như hoàn hảo, có chút rung tay nhưng vẫn nhận được ba đèn xanh công nhận từ trọng tài.

    Screenshot-2024-08-07-at-21-32-3456-1873

    Li Fabin 143 kg

  • Eko Irawan lỡ cơ hội bứt lên

    Ở lần cử cuối, VĐV Indonesia tăng lên mức 139 kg. Anh thực hiện hoàn hảo các động tác đầu, rồi đứng lên nhưng không thể đứng vững và tay chưa thẳng. Anh nhận ba đèn đỏ không công nhận và chấp nhận đứng nhì cử giật ở mức tạ 135 kg.

  • HC vàng Li Fabin cử giật dễ dàng

    Li Fabin nâng nhẹ nhàng mức tạ 137 kg để vươn lên dẫn đầu.

  • Đô cử thứ tư cử giật hỏng ba lần

    VĐV Bulgaria Ivan Dimov không thực hiện thành công mức 135 kg ở lần cuối. Anh là cái tên thứ tư dừng bước sớm, sau John Ceniza (Philippines), Trịnh Văn Vinh (Việt Nam) và Sergio Massidda (Italy).

  • Eko Irawan cử giật thành công 135 kg

    Dù vất vả, Eko Yuli Erawan vẫn bình tĩnh khóa khớp để thực hiện thành công mức tạ 135 kg trong lần thứ hai. Anh phải nhận một đèn đỏ, nhưng có hai đèn xanh chấp nhận từ trọng tài. Cuối cùng, lão tướng 35 tuổi vẫn được công nhận mức tạ.

    Irawan 135 kg

  • HC bạc Eko Yuli Erawan xuất trận

    Ivan Dimov nâng mức tạ thêm một kg lên 135 kg, bằng Eko Yuli Erawan, để có thêm thời gian nghỉ ngơi. Vì vậy, đô cử Indonesia là người thực hiện tiếp theo, nhưng không thành công.

  • Sergio Massidda thất bại

    Đô cử Italy không trụ vững chân, bị nghiêng người ra sau và thất bại ở lần cử giật 134 kg thứ ba. Anh trở thành VĐV thứ ba không nâng thành công ba lần cử giật, sau John Ceniza (Philippines) và Trịnh Văn Vinh (Việt Nam).

  • Đô cử Italy và Bulgaria bị mức tạ 134 kg làm khó

    Sergio Massidda (Italy) và Ivan Dimov (Bulgaria) đều thất bại sau hai lần đầu nâng 134 kg, đứng trước nguy cơ bị loại sớm. Cả hai đều chưa thể làm hoàn hảo kỹ thuật nhấc tạ qua đầu.

  • Silachai tạm vươn lên dẫn đầu cử giật 

    So với hai lần trước, Theerapong Silachai thực hiện có phần dễ dàng hơn ở mức tạ 132 kg ở lần cử cuối. Đô cử Thái Lan tạm vươn lên dẫn đầu ở nội dugn cử giật.

    Silachai 132 kg

Có 3 nội dung mới cập nhật

Trịnh Văn Vinh sinh năm 1995 ở Bắc Ninh, tập cử tạ từ năm 13 tuổi và sớm trở thành niềm hy vọng vàng của Việt Nam. Năm 2016, Vinh giành HC vàng cử đẩy và tổng cử Giải vô địch châu Á. Một năm sau, anh giành HC vàng cử giật thế giới, với thành tích 136 kg để tạo kỷ lục cá nhân.

Kết quả ấn tượng nhất là tại SEA Games 29 tại Malaysia, khi Vinh giành HC vàng với tổng cử 307 kg để lập kỷ lục Đại hội. Anh nhiều hơn một kg so với Eko Yuli Irawan của Indonesia – đô cử mạnh nhất Đông Nam Á và đang là đương kim á quân Olympic khi ấy. Đến ASIAD 2018, Eko phục thù với thành tích 312 kg, còn Vinh về nhì với 12 kg ít hơn.

Trên đà phát triển tốt, Văn Vinh vào nhóm đầu tư trọng điểm cho Olympic, được kỳ vọng toả sáng như đàn anh Hoàng Anh Tuấn – HC bạc Bắc Kinh 2008, hay Trần Lê Quốc Toàn – HC đồng London 2012. Nhưng mọi thứ chấm dứt vì doping, do dùng thuốc chữa bệnh mà không kiểm ra kỹ các chất.

Tháng 2/2019, Vinh bị Liên đoàn Cử tạ Thế giới (IWF) cấm thi đấu bốn năm và phạt 5.000 USD. Đô cử khi ấy 24 tuổi đã nghĩ đến bỏ cuộc, chuyển sang nghề khác nhưng cuối cùng chọn ở lại. Anh coi "tập chay" suốt bốn năm qua là hình phạt và quyết tâm một lần dự Olympic.

Vinh kết thúc 1.500 ngày tập chay khi trở lại vào tháng 2/2023. Anh lần lượt dự SEA Games 32 ở Campuchia, Giải vô địch châu Á ở Hàn Quốc, Giải vô địch thế giới ở Arab Saudi và ASIAD 19, để lấy lại cảm giác thi đấu. Đến tháng 2/2024, Vinh có thành quả khi giành HC đồng cử đẩy 161 kg và tổng cử 290 kg, ở Giải vô địch châu Á.

Hai tháng sau, anh thi đấu World Cup cử tạ và đạt tổng cử 294 kg – thành tích tốt nhất kể từ khi trở lại sau án doping. Dù chỉ đứng thứ sáu chung cuộc, Vinh vẫn hiện thực hoá giấc mơ dự Olympic đầu tiên.

Tại Paris 2024, Trịnh Văn Vinh sẽ đối đầu với 11 VĐV khác. Những VĐV có màn ra mắt như Vinh gồm Kaimauri Erati (Kiribati), Ivan Dimov (Bulgaria), Theerapong Silachai (Thái Lan), Aniq Bin Kasdan (Malaysia), Sergio Massidda (Italy), John Ceniza (Philippines) và Hampton Morris (Mỹ).

Ứng cử viên số một là VĐV 31 tuổi Li Fabin của Trung Quốc, đang là đương kim vô địch Olympic, giữ kỷ lục thế giới hạng cân này, với cử giật 146 kg và tổng cử 318 kg. Lão tướng 35 tuổi Eko Yuli Irawan cũng góp mặt sau khi giành HC bạc kỳ trước. Ngoài ra, VĐV 20 tuổi Hampton Morris có thể gây bất ngờ khi đang nắm kỷ lục thế giới cử đẩy 176 kg.

Các VĐV sẽ có ba lượt cử giật, ba lượt cử đẩy, chọn ra thành tích tốt nhất để làm tổng cử. Thể thức thi đấu là VĐV nào đăng ký mức tạ nhẹ hơn thi đấu trước.

Hiếu Lương

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Trịnh Văn Vinh cử giật hỏng ba lần và bị loại sớm, trong khi đô cử Trung Quốc Li Fabin tiếp tục giữ phong độ để giành HC vàng hạng 61kg nam Olympic Paris 2024.
1 tháng trước - Lần đầu sau gần 30 năm, Việt Nam trải qua hai kỳ Olympic liên tiếp không có huy chương, trong khi các đối thủ trong khu vực Đông Nam Á đều tiến bộ.
1 tháng trước - Ngoại trừ xạ thủ Trịnh Thu Vinh, những niềm kỳ vọng như Nguyễn Thùy Linh hay Nguyễn Huy Hoàng... đều không thể vượt qua chính mình ở Olympic Paris 2024.
1 tháng trước - Theo tờ Indozone, thể thao Việt Nam vô đối ở SEA Games 32 nhưng trắng tay, thua xa các đối thủ trong khu vực khi tranh tài tại Olympic Paris 2024.
1 tháng trước - Theo tờ Indozone, thể thao Việt Nam vô đối ở SEA Games 32 nhưng trắng tay, thua xa các đối thủ trong khu vực khi tranh tài tại Olympic Paris 2024.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Liên đoàn Billiards châu Á (ABCS) ra thông báo cấm VĐV, HLV, trọng tài, quan chức của billiards Việt Nam tham gia thi đấu, điều hành các giải do ACBS tổ chức hoặc phối hợp tổ chức trong thời hạn 6 tháng, từ ngày 13.6.2024 đến 12.1.2025.
2 giờ trước - Trung Quốc- Liên đoàn cờ tướng Trung Quốc (CXA) thông báo cấm thi đấu trọn đời với kỳ thủ Vương Thiên Nhất và Vương Dược Phi, vì mua bán độ.
4 giờ trước - Tay vợt nữ số một Việt Nam Nguyễn Thùy Linh thua hạt giống số tám Aya Ohori 0-2, ở vòng 1/8 China Open 2024, vào chiều nay 19/9.
6 giờ trước - Đội tuyển Việt Nam đã bị tụt 1 bậc trong bảng xếp hạng mới nhất được Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) công bố chiều 19.9.
6 giờ trước - Tay vợt Nguyễn Thùy Linh không thể đánh bại hạt giống số 7 Aya Ohori (Nhật Bản), dừng chân ở vòng 2 nội dung đơn nữ giải cầu lông Trung Quốc mở rộng 2024.