ttth247.com

Trung Quốc chi 8 tỷ USD/năm mua 1 mặt hàng, chỉ nhập chính ngạch từ 4 nước, trong đó có Việt Nam

Chính vì vậy, nước ta cũng phải chịu cạnh tranh gay gắt với 3 đối thủ còn lại.

Trung Quốc chi 8 tỷ USD/năm mua 1 mặt hàng, chỉ nhập chính ngạch từ 4 nước, trong đó có Việt Nam- Ảnh 1.

Dữ liệu của Trung Quốc cho thấy Trung Quốc đã nhập khẩu 220 tấn tổ yến vào năm 2020, hơn 300 tấn vào năm 2021 và 425 tấn vào năm 2022 - tương đương trên 8 tỷ USD và chiếm 80% thị phần trên toàn cầu; chủ yếu từ Indonesia, Malaysia, Thái Lan và hiện nay là Việt Nam, TTXVN cho biết.

Theo đó, tính đến đầu năm nay, 7 doanh nghiệp Việt Nam được phép xuất khẩu sản phẩm yến sào sang Trung Quốc.

Tại Việt Nam, nghề nuôi yến sào lấy tổ thương mại là một ngành mới, bắt đầu từ năm 2004 tại các tỉnh phía Nam và phát triển nhanh chóng trong thập kỷ qua.

Trung Quốc chi 8 tỷ USD/năm mua 1 mặt hàng, chỉ nhập chính ngạch từ 4 nước, trong đó có Việt Nam- Ảnh 2.

Trung Quốc tiêu thụ đến 80% sản lượng yến sào toàn cầu.

Hiện nay, 42/63 tỉnh thành có nghề nuôi yến sào với hơn 22.000 nhà yến. Sản lượng yến sào hàng năm của Việt Nam đạt khoảng 150 tấn, trị giá hơn 600 triệu USD. Với hiệu quả của giao thương với Trung Quốc, ngành yến sào có nhiều cơ hội phát triển.

Hiện Trung Quốc chỉ nhập chính ngạch tổ yến từ 4 nước là Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.

Theo bài báo khoa học được đăng trên Tạp chí Kinh doanh và Quản lý Châu Âu năm 2019, khối lượng kinh doanh tổ yến ở Đông Nam Á là rất lớn. Khối lượng tổ yến được giao dịch là khoảng 2.800 tấn mỗi năm.

Trung Quốc chi 8 tỷ USD/năm mua 1 mặt hàng, chỉ nhập chính ngạch từ 4 nước, trong đó có Việt Nam- Ảnh 3.

Indonesia và Malaysia là các đối thủ chính của yến sào Việt Nam tại thị trường Trung Quốc.

Có một số quốc gia ở Đông Nam Á có thể sản xuất tổ yến và xuất khẩu là Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam.

Indonesia là nguồn cung cấp tổ yến lớn nhất Đông Nam Á. Đảo quốc này xuất khẩu tổ yến khoảng 2.000 tấn mỗi năm, tiếp theo là Malaysia với 600 tấn. Khối lượng tổ yến xuất khẩu của Thái Lan chỉ đứng thứ ba so với các quốc gia khác.

Theo số liệu mới nhất từ Cơ quan Thống kê Quốc gia Indonesia (BPS), nước này đã xuất khẩu 387,4 triệu USD yến sào - khoảng 290 tấn - sang Trung Quốc vào năm 2022. Xuất khẩu tổ yến của Indonesia sang Trung Quốc trong năm 2021 đạt giá trị 350,8 triệu, tương đương 228,8 tấn.

Tổ yến Việt Nam được giới sành ăn đánh giá cao

Tuy nhiên, gần đây, Thái Lan không tập trung nhiều vào thị trường Trung Quốc. Bằng chứng là trong cả năm 2023, ngành yến Thái Lan chỉ xuất khẩu chưa tới 500kg tổ yến sang thị trường này, ông Hồng Đình Khoa, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Việt Nam Quốc Yến cho biết với Báo Nông nghiệp Việt Nam .

Trong khi đó, Malaysia và Indonesia rất chú trọng thị trường Trung Quốc. Hai nước này có nghề nuôi yến phát triển từ lâu nên hiện chiếm sản lượng nhiều nhất thế giới. Sản lượng lớn nhưng lại gần như không có thị trường nội địa, nên có bao nhiêu tổ yến thu hoạch được, ngành yến Malaysia và Indonesia đều xuất khẩu ra nước ngoài.

Trung Quốc chi 8 tỷ USD/năm mua 1 mặt hàng, chỉ nhập chính ngạch từ 4 nước, trong đó có Việt Nam- Ảnh 4.

Khách Trung Quốc đã có thiện cảm nhất định đối với tổ yến Việt Nam.

Do áp lực xuất khẩu lớn, trong thời gian qua, ngành yến Malaysia, Indonesia đang tập trung cạnh tranh về giá cả. Để bán được hàng, họ sẵn sàng giảm giá xuống, khiến cho giá tổ yến trên thị trường thế giới đã giảm khá nhiều.

Theo ông Lê Thành Đại, Chủ tịch Hiệp hội Yến sào Việt Nam, năm 2021, giá tổ yến ở Trung Quốc là 12.100 NDT/kg. Đến năm 2022, giá tổ yến giảm xuống còn 9.000 NDT/kg và tiếp tục giảm còn 8.000 NDT/kg trong năm 2023.

Theo ông Hồng Đình Khoa, tổ yến của Việt Nam được những người tiêu dùng biết thưởng thức và sành ăn đánh giá cao vì có vị thơm tanh đặc trưng của tổ yến. Một lợi thế nữa là tổ yến đảo và tổ yến hang tự nhiên của Việt Nam đã nổi tiếng trên thế giới từ lâu nay.

Tại Trung Quốc, những người biết thưởng thức đã có thiện cảm nhất định đối với tổ yến Việt Nam.

Vì vậy, khi tổ yến Việt Nam được chính thức xuất khẩu sang Trung Quốc, đã tạo ra được sự quan tâm, hiếu kỳ của người tiêu dùng nước này. Họ muốn tiếp cận và dùng thử để xem có thật sự thơm ngon hay không.

Source: cafebiz.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Khỉ Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc; mua 1 chỉ vàng cũng phải khai thông tin cá nhân; SJC tạm ngừng mua vàng miếng một ký tự; bưởi Việt Nam được cấp 'visa' sang Hàn Quốc... là những thông tin kinh tế đáng chú ý tuần qua.
2 tuần trước - Các khách nước ngoài mạnh tay gom mua giúp Việt Nam thu về hơn 4,63 tỷ USD nhờ xuất khẩu rau quả. Nhiều nông dân cũng trở thành tỷ phú trên vườn đồi sau vụ mùa bội thu.
1 tháng trước - Chỉ 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu rau quả đã thu về 3,8 tỷ USD và hướng đến mục tiêu 7 tỷ USD năm nay. Thế mạnh này của nước ta vừa mới đây tiếp tục đón tin vui từ thị trường Hàn Quốc.
1 tháng trước - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, các nhà đầu tư Trung Quốc đã có 540 dự án đầu tư mới vào Việt Nam, đứng đầu số dự án đầu tư vào nước ta. Số vốn đăng ký cấp mới hơn 1,2 tỷ USD, bình quân mỗi dự án hơn 2,2 triệu USD.
1 tháng trước - Được loạt “siêu cường” trên thế giới mạnh tay gom mua, các doanh nghiệp đầy ắp đơn hàng xuất khẩu tôm, đem về 2 tỷ USD chỉ trong 7 tháng năm 2024.
Xem tin bài khác
43 phút trước - Cơn bão Yagi (số 3) đã gây ra trận lũ lụt có quy mô và cường độ lớn nhất từng được ghi nhận trong 30 năm qua ở lưu vực sông Mekong tại Thái Lan, Myanmar và Lào. Khối nước khổng lồ từ trận lũ lớn này đang di chuyển về phía hạ nguồn sông...
1 giờ trước - 'xi-C' là tên giới kinh doanh gọi miếng vàng thương hiệu SJC thuộc độc quyền của Ngân hàng Nhà nước, không phải là Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn - cũng viết tắt là SJC.
1 giờ trước - Giá vàng liên tục phá đỉnh và đạt ngưỡng cao chưa từng có, nhiều người băn khoăn có nên mua vàng thời điểm này để đón "sóng" thời gian tới hay không.
1 giờ trước - Intel nguy cơ mất trắng tiếng tăm đã gây dựng vì lời đề nghị thâu tóm của Qualcomm.
1 giờ trước - Chính phủ đặt mục tiêu năm 2040-2050, Việt Nam trở thành quốc gia thuộc nhóm các quốc gia đi đầu trên thế giới về công nghiệp bán dẫn, điện tử; làm chủ nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử.