ttth247.com

Trung Quốc săn hàng nghìn tấn 'vàng trên cây' của Việt Nam: xuất khẩu tăng hơn 200%, chỉ cần ngon bao nhiêu cũng mua hết

Việt Nam hiện đứng thứ 5 về xuất khẩu, đứng thứ 7 về sản xuất mặt hàng này trên thế giới.

Trung Quốc săn hàng nghìn tấn 'vàng trên cây' của Việt Nam: xuất khẩu tăng hơn 200%, chỉ cần ngon bao nhiêu cũng mua hết- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Chè là mặt hàng đóng góp vai trò quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của ngành Nông nghiệp Việt Nam, với khoảng 80% tổng sản lượng hàng năm được cung cấp cho thị trường nước ngoài. Sau thời gian dài bị đình trệ bởi Covid, xuất khẩu chè của Việt Nam chứng kiến mức tăng trưởng trong năm 2024.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng năm 2024 cả nước xuất khẩu 92.800 tấn chè các loại, tương đương 162,62 triệu USD, giá trung bình 1.752,4 USD/tấn, tăng 30,9% về lượng, tăng 33,4% về kim ngạch và tăng 2% về giá so với 8 tháng đầu năm 2023.

Trung Quốc săn hàng nghìn tấn 'vàng trên cây' của Việt Nam: xuất khẩu tăng hơn 200%, chỉ cần ngon bao nhiêu cũng mua hết- Ảnh 2.

Pakistan là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm, đạt 29.570 tấn, tương đương 62,3 triệu USD, tăng 1,8% về lượng, tăng 11,3% về kim ngạch so với 8 tháng đầu năm 2023. Thị trường này chiếm 31,9% trong tổng khối lượng và chiếm 38,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước.

Đài Loan (Trung Quốc) đứng vị trí thứ 2, chiếm trên 10% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước, đạt 9.769 tấn, tương đương 16,77 triệu USD, tăng 2,9% về lượng, tăng 7% kim ngạch.

Đáng chú ý nhất là thị trường Trung Quốc. Thị trường này vươn lên đứng thứ 3 trong năm 2024, chiếm 9,7% trong tổng khối lượng và chiếm 8,1% trong tổng kim ngạch, đạt 9.022 tấn, tương đương 13,16 triệu USD, tăng 230% về lượng, tăng 107% về kim ngạch. Giá xuất khẩu bình quân sang Trung Quốc thấp hơn so với Pakistan và Đài Loan và thấp hơn giá toàn thị trường.

Mức tăng cao vượt bậc chủ yếu do mức nền thấp hồi đầu năm 2023 và do xuất khẩu chè đã tăng trưởng tốt trong những tháng cuối năm 2023, tạo đà cho năm 2024. Theo thống kê Hải quan Trung Quốc, Việt Nam là một trong những nhà cung cấp chè lớn nhất cho nước tỷ dân, chỉ đứng sau Srilanca.

“Trung Quốc có lẽ không mặn mà lắm với cà phê, nhưng chè thì chỉ cần ngon miệng, bao nhiêu cũng có thể tiêu thụ hết", đại diện một công ty chuyên giao dịch nông sản cho hay.

Trung Quốc đang phải đối mặt với việc giống chè bị lão hóa. Các vườn chè lâu năm có độ tuổi 25 năm trở lên chiếm 1/4 diện tích, cây chậm phát triển, dinh dưỡng mất cân bằng, sản lượng thấp. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang thiếu hụt công nhân hái chè lành nghề, gây khó khăn cho việc sản xuất chè chất lượng cao, chi phí nhân công tăng mỗi năm...

Trung Quốc săn hàng nghìn tấn 'vàng trên cây' của Việt Nam: xuất khẩu tăng hơn 200%, chỉ cần ngon bao nhiêu cũng mua hết- Ảnh 3.

Tính đến nay, sản phẩm chè Việt Nam đã có tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với giá trị xuất khẩu hàng năm đạt khoảng hơn 200 triệu USD. Nhờ đó, Việt Nam tự hào đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè, đứng thứ 7 về sản xuất chè toàn cầu.

Hiệp hội chè Việt Nam đánh giá, những năm gần đây, năng suất và sản lượng chè của Việt Nam liên tục tăng nhờ sự chuyển biến tích cực về giống, kỹ thuật canh tác và tổ chức sản xuất.

Bên cạnh đó, nhiều cơ chế, chính sách đã được các cấp từ Trung ương đến địa phương ban hành nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ chè. Ngành chè cũng mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống người dân

Theo Công Thương, nghiên cứu từ Research and Markets cho thấy, thị trường chè toàn cầu đạt 24,3 tỷ USD trong năm 2016, dự kiến sẽ đạt 37,5 tỷ USD vào năm 2025. Mức tăng trưởng của ngành chè ngày càng cao do lối sống thay đổi và tăng nhận thức của người tiêu dùng về việc uống chè có lợi cho sức khỏe. Đây là tín hiệu tích cực để ngành chè Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu.

Source: cafebiz.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Hiện nay có đến 120 quốc gia và vùng lãnh thổ đang mạnh tay thu mua mặt hàng này từ Việt Nam.
3 tuần trước - Virus du hành từ quá khứ đến tương lai trong các ngăn tủ đông của loài người có thể gây ra "đại dịch tự ứng nghiệm", một khái niệm tương tự như nghịch lý tiền định trong du hành không thời gian.
3 tuần trước - Hội chợ CAEXPO 2024 là dịp để Tập đoàn TH tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại tại thị trường Trung Quốc, góp phần đưa những sản phẩm TH mang niềm tự hào Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đầy cải tiến, sáng tạo, kết hợp xu hướng tiêu dùng...
1 tuần trước - Loại cây từ gốc đến ngọn đều hái ra tiền này đã mang về cho nước ta hàng tỷ USD mỗi năm.
1 tháng trước - Loại quả này sẽ chính thức được xuất khẩu sang Mỹ sau thanh long, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, vú sữa, bưởi và dừa.
Xem tin bài khác
7 phút trước - Sáng 22/10, giá vàng nhẫn liên tục điều chỉnh tăng lên trên mốc 87 triệu đồng/lượng, nhiều cửa hàng tăng cường bán ra, tái diễn cảnh xếp hàng mua vàng tại nhiều cửa hàng ở Hà Nội.
7 phút trước - Bất chấp những biến động ở thị trường đồ uống, ToCoToCo vẫn duy trì nhịp độ tăng trưởng khi thường xuyên khai trương cửa hàng mới, trải dài từ Bắc tới Nam và có mặt ở thị trường nước ngoài.
7 phút trước - Ngân hàng VPBank đã hợp tác với CleverTap, nền tảng tương tác khách hàng toàn diện, nhằm thấu hiểu hơn thói quen cũng như nhu cầu của khách hàng, để đưa ra những dịch vụ được cá nhân hóa mang tới những trải nghiệm tốt nhất.
37 phút trước - TP.HCM vừa ban hành bảng giá đất mới, từ đó việc điều chỉnh tăng giá đất thương mại dịch vụ, sản xuất kinh doanh ra sao?
37 phút trước - "Trong 3 điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực, thể chế chính là 'điểm nghẽn' của điểm nghẽn” - phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phiên khai mạc Quốc hội sáng 21/10.