ttth247.com

Trường cao đẳng đào tạo bán dẫn, được không?

Trường cao đẳng Việt Nam liệu có đủ sức tham gia vào 'cuộc chơi' đào tạo lao động cho các ngành về công nghệ bán dẫn?

Câu hỏi này là chủ đề chính trong hội thảo "Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn tại các trường cao đẳng", diễn ra tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng chiều 16-8.

Về tổng quan, TS Nguyễn Minh Sơn - Trưởng khoa Kỹ thuật Máy tính, Trường ĐH Công nghệ Thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cho biết theo Trung tâm dự báo nguồn nhân lực, Việt Nam đang đáp ứng khoảng 20% nhu cầu lao động cho ngành bán dẫn. Đến năm 2030, Việt Nam sẽ cần thêm khoảng 30.000 - 50.000 lao động chất lượng cao trong ngành này.

TS Nguyễn Minh Sơn giải thích trong 3 khâu Thiết kế (Design), Sản xuất (Manufacturing) và Lắp ráp, Thử nghiệm và Đóng gói (Assembly - Testing - Packaging, ATP), từ trước năm 2023, một số trường đại học có giảng dạy một vài nội dung khâu Thiết kế trong một số chuyên ngành nhưng gần như chưa đào tạo trong khâu Sản xuất hay ATP.

Đến năm 2024, theo thống kê hiện có khoảng 15 trường đại học có ngành vi mạch bán dẫn, chủ yếu vẫn đi vào khâu Thiết kế và một số bắt đầu đào tạo ATP. Các trường cao đẳng chưa tham gia vào đào tạo các ngành liên quan đến bán dẫn.

Theo TS Nguyễn Minh Sơn, hướng phát triển và đào tạo ngành bán dẫn nên tiếp tục đẩy mạnh vào khâu Thiết kế và ATP. Riêng khâu ATP vừa sức với năng lực công nghệ của nhiều đơn vị trong nước hiện nay, đồng thời có thể đón đầu xu hướng chuyển dịch ngành vi mạch bán dẫn trong khu vực.

"Với khâu Sản xuất, Việt Nam có thể đi theo hướng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và dần tận dụng những nguồn lực phát triển của họ", ông Sơn nói.

Ông Nguyễn Quốc Tuấn - Giám đốc công ty cổ phần TUMIKI - đánh giá đào tạo nhân lực cho khâu ATP sẽ hợp lý hơn với các trường hệ cao đẳng, còn khâu Thiết kế phù hợp hơn cho bậc đại học và sau đại học. 

Hiện tại, khâu Thiết kế đòi hỏi nhân lực có trình độ công nghệ cao rất cao. 80% kỹ sư Thiết kế trong ngành vi mạch đều có bằng thạc sĩ, trong khi "ông lớn" trong ngành bán dẫn TSMC yêu cầu lao động tối thiểu phải có bằng cao học.

Theo ông Tuấn, khó khăn cho các trường cao đẳng nằm ở chương trình đào tạo và khả năng đảm bảo thực hành cho sinh viên.

Về chương trình đào tạo, ông Tuấn kiến nghị thay vì phát triển riêng lẻ, các trường cao đẳng lớn có thể cùng nhau hợp tác, đóng góp các chuyên gia tiềm năng của từng trường để thành lập một nhóm phát triển chương trình. Nhóm này sẽ được tài trợ để tập huấn kinh nghiệm từ các trường đại học, cao đẳng nước ngoài mạnh về lĩnh vực ATP.

Về khâu thực hành, ông Tuấn chia sẻ đây là khâu quan trọng nhất bởi khi tuyển dụng nhân sự cho ngành bán dẫn, các doanh nghiệp thường đòi hỏi ứng viên đã từng thực tế trải qua hầu hết các nhiệm vụ thực tế.

Vì cơ sở vật chất thực hành cho ngành bán dẫn rất "đắt đỏ", ông Tuấn cho rằng các trường nên tận dụng những nguồn lực bên ngoài, đặc biệt từ các đối tác ở các quốc gia mạnh về vi mạch bán dẫn.

Chẳng hạn, các trường đại học, cao đẳng và các doanh nghiệp Đài Loan đang có nhiều dự án kết nối với các trường cao đẳng Việt Nam, cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam… tạo điều kiện cho các trường có thể tận dụng cơ sở vật chất của các doanh nghiệp.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Giữa 'ma trận' thông tin trên mạng, Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp của báo Tuổi Trẻ như 'bộ lọc thông tin', cung cấp kiến thức chính thống, chính thức, giúp học sinh chọn đúng ngành nghề, trường phù hợp với bản thân.
2 tuần trước - Hai năm qua Trường cao đẳng Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) không được giao chỉ tiêu đào tạo ngành sư phạm giáo dục mầm non.
1 tháng trước - Theo Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng, mục tiêu từ nay đến 2030 đào tạo 50.000 nhân lực ngành bán dẫn là con số đặt ra mang tính an toàn, về lâu dài phải phấn đấu đào tạo hàng triệu nhân lực ngành bán dẫn.
1 tháng trước - Phenikaa xây dựng trung tâm phát triển ngành bán dẫn, góp phần giải quyết khó khăn về nguồn nhân lực, chi phí cơ sở vật chất… trong đào tạo.
3 tuần trước - Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cho biết đã xét công nhận tốt nghiệp cho một học sinh lớp 9 không có hồ sơ, học bạ.
Xem tin bài khác
46 phút trước - Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế cho hơn 940.000 học sinh nghỉ ngày 19/9 để tránh bão, các trường ở Đà Nẵng đã nghỉ từ chiều nay.
1 giờ trước - Bám sát sự thay đổi của kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, một số trường ĐH đã công bố định hướng tuyển sinh cho năm sau. Đáng chú ý trong đó là điều chỉnh về tổ hợp môn xét tuyển.
1 giờ trước - Đọc và xem những bài viết trên Báo Thanh Niên về thiệt hại nặng nề của ngành giáo dục sau bão lũ, tôi và nhiều độc giả nghe tim mình quặn thắt. Hậu quả của trận lũ lịch sử đối với nhà trường, học sinh và thầy cô giáo rất nặng nề, cần...
2 giờ trước - Mới đây, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với 'quy mô, tính chất rất mới' và 'rất hệ trọng'.
2 giờ trước - Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có thông báo khẩn cho học sinh nghỉ học vào hôm nay, 19.9.