ttth247.com

Trường ĐH không lưu hồ sơ tuyển sinh của ông Vương Tấn Việt đúng hay sai?

Trường ĐH không còn lưu hồ sơ tuyển sinh

Mới đây, đại diện Trường ĐH Hà Nội (Trường ĐH Ngoại ngữ trước đây) thông tin với báo chí là ông Vương Tấn Việt (tức thượng tọa Thích Chân Quang) đã học ngành ngôn ngữ Anh hệ đào tạo từ xa của trường, với thời gian học từ năm 1994 đến năm 2001.

Theo đại diện trường này, thời gian đào tạo tối đa của chương trình đào tạo từ xa giai đoạn ông Vương Tấn Việt học là 9 năm. Đến nay, sau 23 năm ông Việt tốt nghiệp, vị đại diện cho biết hiện Trường ĐH Hà Nội không còn lưu hồ sơ tuyển sinhcủa ông Việt.

Trường ĐH không lưu hồ sơ tuyển sinh của ông Vương Tấn Việt đúng hay sai?- Ảnh 1.

Ông Vương Tấn Việt (thượng tọa Thích Chân Quang)

ĐỘC LẬP

Như vậy, trước khi ông Việt lấy văn bằng 2 ngành luật (hình thức vừa làm vừa học) và bằng tiến sĩ tại Trường ĐH Luật Hà Nội, ông Vương Tấn Việt đã học văn bằng 1 ĐH tại Trường ĐH Ngoại ngữ.

Điều đó cũng có nghĩa Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội (nay là Trường ĐH Hà Nội) là nơi ông Vương Tấn Việt từng nộp bằng THPT làm điều kiện tuyển sinh đầu vào để theo học bậc ĐH.

Tuy nhiên, như Báo Thanh Niên đã đưa tin, ông Vương Tấn Việt không có tên trong danh sách dự thi và bảng ghi tên ghi điểm trong kỳ thi tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp 3 năm 1989 của Sở GD-ĐT; không có tên trong danh sách cấp bằng tốt nghiệp cấp 3 bổ túc văn hóa khóa ngày 6.6.1989 của Sở GD-ĐT TP.HCM.

Bộ GD-ĐT đang phối hợp với cơ quan chức năng và cơ quan an ninh để điều tra, làm rõ hơn những thông tin quan trọng khác về bằng tốt nghiệp của ông Việt.

Hồ sơ tuyển sinh của sinh viên sẽ được hủy sau thời gian bao lâu?

Một đại diện của Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông cơ sở TP.HCM cho biết các trường ĐH thực hiện việc lưu trữ hồ sơ của sinh viên theo quy định tại Thông tư quy định thời hạn bảo quản tài liệu chuyên môn nghiệp vụ của ngành giáo dục do Bộ GD-ĐT ban hành vào tháng 12.2016, có hiệu lực vào tháng 2.2017.

Theo đó, những tài liệu liên quan đến sinh viên được trường ĐH lưu vĩnh viễn gồm quyết định trúng tuyển, danh sách trúng tuyển, điểm chuẩn, kết quả học tập của sinh viên theo học kỳ, năm học, khóa học.

Đối với đồ án, khóa luận tốt nghiệp đạt yêu cầu của sinh viên, trường sẽ lưu 20 năm, không đạt yêu cầu lưu 5 năm. Các bài thi, tài liệu liên quan đến thi, xét tốt nghiệp của sinh viên được lưu trong 2 năm.

"Trong khi đó, hồ sơ đăng ký dự tuyển của thí sinh, bài thi, các tài liệu khác liên quan đến tuyển sinh sẽ được lưu trữ đến hết khóa học. Vì thế các bản photo bằng tốt nghiệp THPT, chứng minh nhân dân, học bạ THPT... của sinh viên, sau khi sinh viên tốt nghiệp là có thể hủy", vị đại diện này chia sẻ.

Theo thông tư này, mức xác định thời hạn bảo quản cho mỗi hồ sơ, tài liệu cụ thể của cơ quan, đơn vị không được thấp hơn mức quy định của thông tư.

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công thương TP.HCM, cho biết tại Trường ĐH Công thương TP.HCM, hồ sơ tuyển sinh của sinh viên được lưu trữ kể từ lúc sinh viên bắt đầu học ĐH cho đến khi sinh viên tốt nghiệp ĐH được 4 năm. Nghĩa là khoảng thời gian mà trường lưu trữ các giấy tờ khi nhập học của sinh viên là 8 năm.

"Hồ sơ này bao gồm bản photo bằng tốt nghiệp THPT, giấy báo trúng tuyển, photo chứng minh thư nhân dân (hoặc căn cước công dân), bảng điểm học bạ THPT... Sau khi sinh viên tốt nghiệp, trường vẫn giữ lại hồ sơ thêm 4 năm để đề phòng có trường hợp phát sinh như kiện cáo...", thạc sĩ Phạm Thái Sơn cho hay.

Như vậy việc Trường ĐH Hà Nội không còn lưu hồ sơ tuyển sinh của ông Vương Tấn Việt sau 23 năm kể từ ngày ông Việt tốt nghiệp, là không sai với quy định.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Trường đại học Ngoại ngữ Hà Nội (nay là Trường đại học Hà Nội) là trường đại học đầu tiên cấp bằng cử nhân cho ông Vương Tấn Việt (thượng tọa Thích Chân Quang).
1 tháng trước - Từ số liệu ghi nhận trên hệ thống của Bộ GD-ĐT, các trường ĐH đã có những dự báo ban đầu về cơ hội trúng tuyển các ngành thí sinh quan tâm.
1 tháng trước - Theo Bộ GD-ĐT, các trường ĐH được tự chủ tuyển sinh, nhưng không được để cho việc này có tác động xấu trở lại với giáo dục phổ thông.
2 tuần trước - Thí sinh trúng tuyển nhưng không nhập học không còn là hiện tượng lạ trong mỗi mùa tuyển sinh đại học (ĐH). Năm nay, số thí sinh thuộc diện này là trên 122.000, cao hơn năm trước khoảng 5.000 em.
1 tháng trước - Hạn chót thí sinh thực hiện đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng đến 17 giờ ngày 30.7. Trong "giai đoạn vàng" đăng ký xét tuyển này, thí sinh cần có sự lựa chọn thông minh để có thể trúng tuyển ngành học, trường học thực sự mong muốn.
Xem tin bài khác
44 phút trước - Ngày 19.9, Sở GD-ĐT TP.HCM phối hợp với Sở LĐ-TB-XH, tổ chức sơ kết 1 năm thực hiện chương trình phối hợp về định hướng phân luồng và giáo dục nghề nghiệp đối với học sinh THCS và THPT giai đoạn 2023 - 2025.
1 giờ trước - Bắt đầu từ năm 2025, tất cả cơ sở giáo dục ĐH phải bảo đảm đạt được tất cả tiêu chuẩn, tiêu chí chuẩn cơ sở giáo dục ĐH theo Thông tư 01 ban hành đầu năm 2024. Tuy nhiên, trong đó, rất nhiều trường ĐH có đào tạo tiến sĩ khó có thể đáp ứng...
1 giờ trước - Cả trăm trường học vẫn chưa thể hoạt động trở lại sau bão lũ. Bộ GD-ĐT đã có những chỉ đạo các giải pháp linh hoạt như đưa học sinh đến trường khác học nhờ, huy động giáo viên trường bạn hoặc giáo viên đến nhà dạy học sinh.
5 giờ trước - MỸ - Sau khi cùng con “đánh vật“ với mấy trang bài tập rồi cả hai òa khóc vì quá căng thẳng, người mẹ quyết định gửi thư cho giáo viên bày tỏ quan điểm không muốn cô giao bài tập về nhà cho con tuổi mẫu giáo.
7 giờ trước - Em thấy không hợp với Luật nên đang tìm hiểu ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, mong mọi người cho lời khuyên.