ttth247.com

Truyền thông y tế: 'Điểm chạm' gắn kết người bệnh với cơ sở y tế

Ngày 16.8, trong bối cảnh số hóa ngày càng trở thành yếu tố cốt lõi trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD TP.HCM) đã tổ chức buổi hội thảo thứ 5 trong chuỗi chương trình "Xây dựng và phát triển kỹ năng truyền thông cho chuyên gia y tế tạo ảnh hưởng xã hội".

Hội thảo với chủ đề "Tối ưu hóa điểm chạm và nội dung trên các kênh truyền thông kỹ thuật số" đã thu hút gần 200 chuyên gia y tế từ khắp cả nước, tạo nên một không gian thảo luận sôi nổi về những chiến lược và thực tiễn nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người bệnh thông qua các nền tảng kỹ thuật số.

Truyền thông y tế: 'Điểm chạm' gắn kết người bệnh với cơ sở y tế- Ảnh 1.

Th.S Đỗ Thị Nam Phương chia sẻ về tầm quan trọng tối ưu hóa các điểm chạm kỹ thuật số trong hành trình trải nghiệm của người bệnh

Ảnh: BVCC

Phát biểu khai mạc hội thảo, Th.S Đỗ Thị Nam Phương - Trưởng Trung tâm Truyền thông BV ĐHYD TP.HCM, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tối ưu hóa các điểm chạm kỹ thuật số trong hành trình trải nghiệm của người bệnh.

Th.S Nam Phương cho biết, trong thời đại kỹ thuật số, hành trình trải nghiệm của người bệnh không chỉ bao gồm những gì họ trải qua tại bệnh viện mà còn bắt đầu từ lúc họ tìm kiếm thông tin, chọn lựa cơ sở y tế, tiếp tục sau khi hoàn tất quá trình điều trị. Các điểm chạm kỹ thuật số, từ website, ứng dụng di động đến mạng xã hội… không chỉ giúp tạo dựng lòng tin ban đầu mà còn duy trì mối quan hệ gắn kết lâu dài với người bệnh. Việc tối ưu hóa các điểm chạm tạo nên những trải nghiệm liền mạch, nâng cao sự hài lòng và gắn kết của người bệnh với cơ sở y tế.

Chiến lược kết nối hành trình người bệnh trên nền tảng số

Tại hội thảo, TS Nguyễn Thị Vân Anh - Phó chủ nhiệm chương trình Digital Marketing, Khoa Kinh doanh, Trường Đại học RMIT Việt Nam, đã chia sẻ những phân tích sâu sắc về vai trò của các điểm chạm kỹ thuật số trong việc định hình hành trình trải nghiệm của người bệnh.

TS Vân Anh nhấn mạnh rằng, trong kỷ nguyên số, người bệnh ngày càng dựa vào các nền tảng kỹ thuật số để tìm kiếm thông tin, ra quyết định và tương tác với các cơ sở y tế. Vì vậy, việc hiểu rõ và tận dụng các nguyên lý tìm kiếm trên Google, YouTube, Facebook và TikTok là vô cùng quan trọng để đảm bảo rằng thông tin y tế mà bệnh viện cung cấp đến được với đúng đối tượng và đúng thời điểm.

Truyền thông y tế: 'Điểm chạm' gắn kết người bệnh với cơ sở y tế- Ảnh 2.

Diễn giả khách mời tại hội thảo

Ảnh: BVCC

TS Vân Anh cũng chia sẻ các chiến lược tối ưu hóa nội dung cụ thể, bao gồm việc sử dụng từ khóa dài để tăng khả năng tiếp cận, tạo nội dung phù hợp với hành vi và nhu cầu của người bệnh trong các giai đoạn khác nhau của hành trình trải nghiệm.

TS Vân Anh khuyến khích việc xây dựng các nội dung số không chỉ đơn thuần là cung cấp thông tin mà cần phải tạo ra các trải nghiệm số cá nhân hóa, giúp người bệnh cảm thấy được đồng hành và hỗ trợ từ giai đoạn tìm kiếm thông tin cho đến sau khi điều trị.

Tuân thủ tiêu chuẩn cộng đồng - chìa khóa bảo vệ uy tín y tế trên mạng xã hội

Bà Lê Thị Bảo Ngọc - Giám đốc đào tạo và truyền thông tại Doctor Network thuộc MCV Group, cảnh báo về những nguy cơ khi vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng, không chỉ dẫn đến việc gỡ bỏ nội dung mà còn có thể khiến tài khoản bị cấm vĩnh viễn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các chuyên gia và cơ sở y tế, bởi uy tín y tế được xây dựng qua nhiều năm có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng chỉ trong một thời gian ngắn nếu không tuân thủ các quy tắc cộng đồng của các nền tảng mạng xã hội.

Bà Bảo Ngọc cũng đưa ra những hướng dẫn cụ thể về việc bảo vệ thông tin cá nhân và bảo mật dữ liệu khi tham gia truyền thông trên các nền tảng số. Bà nhấn mạnh: "Trong môi trường số hóa, mỗi tương tác trên mạng xã hội đều tiềm ẩn rủi ro. Vì vậy, các chuyên gia y tế cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc cộng đồng, từ việc không đăng tải nội dung gây hiểu lầm, lôi kéo, hoặc thiếu chính xác, đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và duy trì tính chính xác, chân thực của thông tin".

BV ĐHYD TP.HCM sẽ tiếp tục tổ chức hội thảo chuyên đề số 6 với chủ đề "Ý tưởng đến tác động: Sáng tạo và triển khai nội dung y tế". Hội thảo dự kiến diễn ra vào lúc 14 giờ ngày 30.8, tại BV ĐHYD TP.HCM.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD TP.HCM) vừa tổ chức buổi hội thảo thứ 4 với chủ đề 'Ứng dụng nghệ thuật kể chuyện để truyền tải kiến thức y khoa'.
2 tuần trước - Th.S Đỗ Thị Nam Phương - Trưởng Trung tâm Truyền thông Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cho biết, trong thời đại thông tin tràn ngập trên các nền tảng số, việc truyền tải các thông điệp y tế không chỉ cần chính xác mà còn phải gần gũi...
1 tuần trước - 'Các chuyên gia y tế cần không ngừng tìm kiếm và phát triển những điểm độc đáo của mình, bao gồm kiến thức chuyên môn sâu rộng, những thành tựu trong nghiên cứu và cách tiếp cận nhân văn đối với việc chăm sóc người bệnh'.
1 tháng trước - 50 năm không ngừng ước vọng, DHG Pharma chưa từng quên nơi khởi nguồn. Hành trình về Kênh Năm Đất Sét (Cà Mau) khám bệnh, phát thuốc cho bà con là hành động thiết thực DHG Pharma gửi gắm lời tri ân đến mảnh đất anh hùng đã bao bọc, viết...
1 tháng trước - Nhiều bạn đọc không khỏi lo lắng gửi những câu hỏi đến báo Tuổi Trẻ với nỗi niềm năm học mới đang đến thật gần, làm thế nào để con họ không bị lây bệnh sởi?
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.