ttth247.com

Từ vụ Khaisilk, Asanzo bán hàng Trung Quốc gắn mác Việt Nam, Bộ Công Thương nói "nỗi khổ" khi chưa xử lý

Một số mặt hàng dù chỉ trải qua các công đoạn gia công, lắp ráp, chế biến đơn giản tại Việt Nam nhưng gắn nhãn "sản xuất tại Việt Nam" khiến người tiêu dùng bức xúc nhưng các cơ quan chức năng lại không có căn cứ để phân xử

Bộ Công Thương đang trình Chính phủ dự thảo tờ trình Đề nghị xây dựng Nghị định quy định cách xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.

Từ vụ Khaisilk, Asanzo bán hàng Trung Quốc gắn mác Việt Nam, Bộ Công Thương nói "nỗi khổ" khi chưa xử lý- Ảnh 1.

Asanzo nhập khẩu các linh kiện điện tử từ Trung Quốc về Việt Nam lắp ráp, sau đó đưa ra thị trường Việt Nam với nhãn mác ghi xuất xứ Việt Nam

Theo Bộ Công Thương, Việt Nam đã ban hành nhiều quy định về xuất xứ hàng hóa, trong đó có việc như thế nào thì một sản phẩm được coi là có xuất xứ Việt Nam.

Tuy nhiên, các quy định này mới chỉ áp dụng cho hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu, giúp hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu theo cam kết tại các hiệp định thương mại tự so.

Trong khi đó, với hàng hóa sản xuất trong nước, bao gồm cả hàng hóa sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu và sau đó lưu thông trong nước, hiện chưa có quy định như thế nào thì được thể hiện "sản phẩm của Việt Nam" hay "sản xuất tại Việt Nam".

Bộ Công Thương đánh giá việc thiếu vắng các quy định về cách xác định như thế nào là "sản phẩm của Việt Nam" hay "sản xuất tại Việt Nam" đã khiến nhiều tổ chức và cá nhân lúng túng khi muốn ghi chính xác nước xuất xứ hay nguồn gốc trên nhãn sản phẩm, hàng hóa lưu thông trong nước theo quy định.

Ở chiều ngược lại, một số mặt hàng dù chỉ trải qua các công đoạn gia công, lắp ráp, chế biến đơn giản tại Việt Nam nhưng cũng gắn nhãn "sản xuất tại Việt Nam" khiến người tiêu dùng thắc mắc, thậm chí bức xúc nhưng các cơ quan chức năng lại không có căn cứ để phân xử.

Bộ Công Thương nêu lại trường hợp điển hình như vụ việc xảy ra vào cuối năm 2017, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện trong cửa hàng của hệ thống Khaisilk có việc giả mạo xuất xứ, cụ thể là hàng khăn lụa Trung Quốc thay thành mác "Made in Viet Nam".

Hay như Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo nhập khẩu các linh kiện điện tử từ Trung Quốc về Việt Nam lắp ráp, sau đó đưa ra thị trường Việt Nam với nhãn mác ghi xuất xứ Việt Nam.

Bên cạnh đó, tình trạng hàng hóa nước ngoài chỉ trải qua công đoạn gia công đơn giản, đóng gói tại Việt Nam nhưng cũng dán nhãn "Made in Viet Nam" rồi xuất khẩu đi nước thứ ba tiềm ẩn nguy cơ về gian lận xuất xứ.

Theo đó, Bộ Công Thương cho rằng yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định bộ tiêu chí để các doanh nghiệp có thể căn cứ vào đó xác định chính xác hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, tránh phát sinh tranh cãi, thậm chí thiệt hại không đáng có.

Theo đó, Nghị định nhằm quy định hàng hóa được coi là hàng hóa sản xuất tại Việt Nam khi đáp ứng một trong các tiêu chí như hàng hóa có xuất xứ thuần túy Việt Nam, hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam từ toàn bộ nguyên liệu có xuất xứ Việt Nam; hàng hóa trải qua công đoạn gia công, chế biến cuối cùng tại Việt Nam làm thay đổi cơ bản tính chất của hàng hóa....

Nghị định quy định công đoạn gia công, chế biến đơn giản sẽ không được coi là hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.

Thực tế, từ năm 2018, Bộ Công Thương đã đề nghị Chính phủ xây dựng quy định hàng "made in Vietnam", tuy nhiên đến nay chưa thể ban hành do nhiều nguyên nhân.

Source: cafebiz.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Với quan điểm 'mỗi sản phẩm không chỉ là vật liệu xây dựng thông thường mà còn là một phần của câu chuyện về ngôi nhà', anh Từ Vũ Tuấn Anh, người sáng lập thương hiệu STILE - thương hiệu tiên phong định hình phong cách và lối sống bằng...
1 tháng trước - Một quan chức USSS nhận định với NYT rằng, việc sắp xếp lại nhân sự trong đội bảo an của tổng thống cho ứng cử viên là một điều lạ thường.
1 tuần trước - Do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều cửa hàng xăng dầu bị hư hại, song các cửa hàng đã nỗ lực khắc phục sự cố, chuẩn bị đầy đủ hàng hoá, sẵn sàng phục vụ nhân dân.
1 tháng trước - Một vụ nổ lớn trên tàu container đã xảy ra ngày 9/8, tại cảng Ninh Ba - Chu Sơn của Trung Quốc, một trong những cảng "bận rộn" nhất thế giới.
3 tuần trước - Tại sao 95% nhà đầu tư và nhà giao dịch mất tiền trên thị trường, trong khi những người khác như Gil Morales và Chris Kacher, tác giả của cuốn sách Cách kiếm lợi nhuận 18000%, lại có khả năng tạo ra khoản lợi nhuận khổng lồ từ đầu tư. Như...
Xem tin bài khác
50 giây trước - Các nhà phân tích cho rằng sự thay đổi có thể giúp Nike quay trở lại với sứ mệnh vốn có: đổi mới sản phẩm và năng lực tiếp thị.
54 giây trước - Anna Sebastian Perayil đã qua đời vào ngày 20/7, chỉ 4 tháng sau khi gia nhập EY Ấn Độ với tư cách là một chartered accountant (Kế toán công...
58 giây trước - Tương tự, doanh nghiệp gỗ, nội thất cũng nỗ lực tìm đường ra nước ngoài.
1 phút trước - Thành Thắng Group và ông chủ Đỗ Văn Tiến bắt đầu được chú ý với việc sở hữu tòa lâu đài Thành Thắng 1.000 tỷ tại tỉnh Ninh Bình.
1 phút trước - Theo nguồn tin The Straits Times, một số nhân viên tại văn phòng Tp.Vinh cho biết họ vẫn chưa nhận được lương tháng 8 và còn nợ nửa tháng lương của tháng 7.