ttth247.com

Tưởng lây nhiễm Covid hóa sốt xuất huyết

Hà NộiÔng Khôi, 91 tuổi, sốt cao ba ngày, đau mỏi, ho nhiều, khó thở, xuất huyết ở cẳng chân, tưởng mắc Covid-19 song bác sĩ chẩn đoán sốt xuất huyết biến chứng viêm phổi.

Ngày 22/8, ThS.BS Bạch Nguyễn Trà My, khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết tiểu cầu của ông Khôi giảm mạnh, chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo bội nhiễm viêm phổi. Bệnh nhân nếu điều trị muộn có nguy cơ suy hô hấp do viêm phổi nặng lên hoặc xuất huyết do giảm tiểu cầu nhanh. Trước đó, gia đình có người mắc Covid nên người nhà nghĩ ông bị lây nhiễm.

Ông Khôi tiền sử tăng huyết áp, hẹp mạch vành, đang uống thuốc hạ mỡ máu và chống đông nên điều trị sốt xuất huyết khó khăn. Bác sĩ sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi, cho người bệnh thở oxy hỗ trợ hô hấp, truyền tiểu cầu và theo dõi sát. Sức khỏe bệnh nhân dần hồi phục, tiểu cầu tăng, không còn khó thở, xuất viện sau 6 ngày.

Bác sĩ khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Ảnh minh họa: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Ảnh minh họa: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Trà My cho biết sốt xuất huyết Dengue có triệu chứng giảm tiểu cầu làm tăng nguy cơ chảy máu như xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa. Lúc này bác sĩ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trong việc dừng thuốc chống đông khi tiểu cầu giảm thấp. Người bị sốt xuất huyết Dengue tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn gây ra các bệnh nhiễm khuẩn có thể gặp như viêm phổi, nhiễm khuẩn tiêu hóa...

Từ đầu tháng 8 đến nay số bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue khám và điều trị tại khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, tăng gấp ba tháng trước, tăng 65% so với cùng kỳ năm ngoái. Bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân giảm tiểu cầu sớm và nhanh, nguy cơ phải truyền tiểu cầu cao trong khi lượng máu dự trữ ở các kho máu đang hạn chế.

Bác sĩ My khuyến cáo người có biểu hiện mệt mỏi, li bì, nhức người, đau cơ khớp, nhức mắt, sốt 39-40 độ đến ngày 2-3 không rõ nguyên nhân, cần đến các cơ sở y tế khám. Người bị sốt xuất huyết Dengue sống một mình, nhà quá xa cơ sở y tế, trẻ nhũ nhi, phụ nữ có thai, người trên 60 tuổi, mắc bệnh mạn tính cần nhập viện điều trị. Giai đoạn sốt xuất huyết nguy hiểm thường là ngày 4-7, thông thường người bệnh giảm sốt nên chủ quan. Lúc này tiểu cầu vẫn tiếp tục giảm nhiều và xuất hiện cô đặc máu, người bệnh cần được theo dõi sát.

Để phòng sốc sốt xuất huyết sau khi hết sốt, người bệnh cần theo dõi thêm một tuần. Khi xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam, ra máu kinh bất thường ở phụ nữ, li bì hoặc khó thở cần đến bác sĩ. Hiện, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng. Người bệnh cần bù nước bằng oresol, nước hoa quả, nước lọc, nước dừa.

Bác sĩ Trà My lưu ý triệu chứng của sốt xuất huyết có những điểm tương đồng với một số bệnh lý khác như Covid-19, cúm, thủy đậu... nên dễ nhầm lẫn. Tự mua thuốc điều trị sai phác đồ có thể làm bệnh nặng thêm gây nguy hiểm tính mạng.

Thanh Ba

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Do không biết nên khi nhận được vỉ thuốc có chứa 9 viên paracetamol 500mg từ tay chị, cậu em 5 tuổi đã hòa tan tất cả vào cốc nước và đưa chị uống.
1 tháng trước - Mắc COVID-19, cô gái lên cơn sốt cao nên nhờ em trai 5 tuổi pha thuốc hạ sốt. Do không biết nên khi nhận được vỉ thuốc có chứa 9 viên paracetamol 500mg từ tay chị, cậu em đã hòa tan tất cả vào cốc nước và đưa chị uống.
3 tuần trước - TP HCM ghi nhận hơn 100 ca phát ban nghi sởi trong tuần qua, tăng gấp đôi so với trung bình 4 tuần trước, ngành y tế cấp tốc rà soát tiêm vaccine.
1 tháng trước - Trẻ miễn dịch yếu, có bệnh nền, chưa tiêm chủng, nguy cơ lây nhiễm cao khi tiếp xúc bệnh nhân sởi hoặc chạm vào sàn nhà, bề mặt chứa virus sởi.
1 tháng trước - Nhiều bạn đọc không khỏi lo lắng gửi những câu hỏi đến báo Tuổi Trẻ với nỗi niềm năm học mới đang đến thật gần, làm thế nào để con họ không bị lây bệnh sởi?
Xem tin bài khác
13 phút trước - Anh Đ.P.D (29 tuổi, ngụ TP.HCM) làm việc tại một xưởng in, vài tháng gần đây anh cảm thấy cột sống bị đau thắt, trong một lần đang đứng thì bất ngờ ngã quỵ xuống đất.
14 phút trước - Mốc 2 tháng tuổi là thời điểm vàng bé cần được tiêm ngừa vaccine 6 trong 1 để phòng 6 bệnh nguy hiểm là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib. Để bé được bảo vệ sớm và tối ưu nhất, ba mẹ đừng trì hoãn hoặc...
23 phút trước - Thiếu vận động, không uống đủ nước, ăn nhiều đồ ngọt... là những thói quen hàng ngày của nhiều người đang ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe tổng thể.
49 phút trước - Thời gian qua, Bộ Y tế liên tiếp phát cảnh báo về tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Trong đó, không ít vụ việc bị khởi tố liên quan đến việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh.
49 phút trước - Nhật Bản đối mặt khủng hoảng dân số bởi số trẻ sơ sinh giảm, dân số già và tổng số cư dân giảm.