ttth247.com

Tưởng mắc bệnh tâm lý hóa cường giáp

TP HCMChị Thủy, 38 tuổi, hay cáu gắt, lo lắng, tưởng có vấn đề tâm lý, bác sĩ khám phát hiện bệnh cường giáp làm tăng nồng độ hormone giáp gây xáo trộn cảm xúc.

Ngoài thay đổi cảm xúc hai tháng nay, chị Thủy còn mệt khi leo cầu thang, thở dốc, tim đập nhanh, khó ngủ, sụt 1 kg. Nghĩ mình mắc bệnh tâm lý do áp lực công việc, chị đến bệnh viện kiểm tra tâm lý, bác sĩ nghi ngờ bệnh tuyến giáp.

Chị đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám, kết quả xét nghiệm máu cho thấy hormone tuyến giáp tăng cao. Cụ thể hormone FT4 là 40,24 pmol/l cao hơn gấp hai lần bình thường, hormone kích thích tuyến giáp TSH giảm dưới 0,001 mU/L, trong khi bình thường 0,34-5,6 mU/L.

Ngày 22/8, ThS.BS.CKI Võ Đình Bảo Văn, khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết chị Thủy mắc bệnh cường giáp. Hormone tuyến giáp có vai trò quan trọng trong chuyển hóa. Tăng hormone này ảnh hưởng đến nhiều chức năng như thân nhiệt, tim mạch, hệ thần kinh, tinh thần, cơ xương. Hormone giáp thay đổi nhanh làm xáo trộn cảm xúc của người bệnh, gây ra các triệu chứng như bồn chồn, tính tình thay đổi, dễ cáu gắt, xúc động, giận dữ... Nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến trầm cảm, rối loạn tâm thần nhưng ít gặp hơn.

Men gan của chị Thủy cao gấp 7 lần bình thường. Đây là biến chứng khác do cường giáp gây ra. Tăng nồng độ hormone giáp dẫn đến rối loạn chuyển hóa protid, lipid, tăng men gan. Các rối loạn này thường hồi phục khi tình trạng cường giáp ổn định.

Điều dưỡng đo điện tim cho người bệnh. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Điều dưỡng đo điện tim cho người bệnh. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Chị Thủy được điều trị bằng thuốc kháng giáp, ức chế tổng hợp hormone tuyến giáp, điều trị men gan cao. Sau một tuần, men gan gần về ngưỡng ổn định, hormone tuyến giáp được kiểm soát. Người bệnh ăn cơm ngon miệng hơn, bớt mệt, hết hồi hộp đánh trống ngực, tâm trạng vui vẻ hơn. Bác sĩ tư vấn giúp chị ổn định tâm lý.

Cường giáp không điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như rung nhĩ, suy tim, song thị, mất thị lực, cơn bão giáp - tình trạng cấp cứu đe dọa tính mạng.

Bác sĩ Văn hướng dẫn nhận biết triệu chứng bệnh cường giáp như cảm giác nóng bức, ra nhiều mồ hôi, có thể sốt nhẹ 37,5-38 độ C, tiêu chảy không kèm đau quặn 5-10 lần một ngày do tăng nhu động ruột và giảm tiết các tuyến của ống tiêu hóa. Người bệnh có thể hồi hộp đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng lao động, yếu cơ. Nếu có triệu chứng nghi ngờ, người bệnh cần gặp bác sĩ khoa Nội tiết - Đái tháo đường để được khám và điều trị sớm.

Đinh Tiên

*Tên người bệnh đã được thay đổi

Độc giả đặt câu hỏi bệnh nội tiết tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
2 ngày trước - TP HCM- Bé Trâm, 11 tuổi, tiểu dầm, ho và cảm giác hồi hộp suốt 10 ngày, bác sĩ chẩn đoán tăng huyết áp.
1 tháng trước - TP HCM- Trong quá trình thụ tinh ống nghiệm để có con, chị Nhi, 33 tuổi, được phát hiện mắc ung thư tuyến giáp, phải phẫu thuật mới được chuyển phôi.
2 tuần trước - Hội chứng vùi lấp - tiêu cơ vân xuất hiện khi chấn thương hay hoạt động thể chất quá mức, gây rối loạn điện giải, toan chuyển hóa, sốc giảm thể tích và suy thận cấp, có thể tử vong.
1 tháng trước - Bệnh lý tuyến giáp khá thường gặp, thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Bệnh có thể dẫn đến ung thư tuyến giáp nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
1 tháng trước - Tôi hiếm muộn 5 năm, đang tìm hiểu để điều trị thụ tinh ống nghiệm. Chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ đông khác nhau thế nào, tỷ lệ thành công của phương pháp nào cao hơn? (Minh Anh, Bình Dương)
Xem tin bài khác
14 phút trước - Sau hơn 1 tháng được các bác sĩ tại Bệnh viện T.Ư Huế điều trị, bệnh nhi bị viêm tụy hoại tử chảy máu ổ bụng nguy kịch đã khỏe mạnh và xuất viện trong niềm vui vỡ òa của gia đình.
29 phút trước - Rau bina, bí đao, súp lơ, cà rốt, mướp đắng, dưa chuột là những loại rau củ giúp giảm mỡ bụng nhanh chóng.
40 phút trước - Cho trẻ ăn giặm quá sớm, không cho trẻ tập nhai, chỉ cho ăn nước mà không ăn rau, cho trẻ xem phim, điện thoại khi ăn và ép buộc trẻ ăn… là sai lầm thường gặp của nhiều gia đình khi chăm sóc trẻ nhỏ.
41 phút trước - Một bé trai 15 tuổi bị viêm tụy cấp hoại tử chảy máu ổ bụng hiếm gặp đến hôn mê, nguy kịch vừa được các bác sĩ ở Bệnh viện Trung ương Huế cứu sống.
41 phút trước - Bệnh nhân đau bụng dữ dội được nhập viện cấp cứu với chẩn đoán viêm ruột, nhưng một ngày sau phát hiện vỡ ruột thừa, phải mổ cấp cứu.