ttth247.com

Vaccine sẽ giảm gánh nặng sốt xuất huyết tại Việt Nam

Vaccine sốt xuất huyết triển khai tại Việt Nam góp phần giảm quá tải ngành y tế, giảm 90% nguy cơ nhập viện - tức tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng điều trị

Thông tin được các chuyên gia nêu tại cuộc thảo luận tổ chức tại TP HCM tối 26/9. Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra với 4 type gồm gồm Den-1, Den-2, Den-3, Den-4. Hiện bệnh không có phương pháp điều trị đặc hiệu, trọng tâm là phát hiện sớm và điều trị các triệu chứng. Trước gánh nặng bệnh tật, các chuyên gia kỳ vọng vaccine góp phần giảm gánh nặng sốt xuất huyết ở các góc độ: phòng bệnh, giúp giảm số mắc và ca bệnh nặng, giảm chi phí điều trị.

Đối với cá nhân, vaccine có phác đồ hai liều, hiệu quả phòng bệnh lên đến 80,2% và giảm đến 90,4% nguy cơ nhập viện vì bệnh diễn tiến nặng, giảm chi phí điều trị xuống mức thấp nhất. Rộng hơn, đối với cộng đồng, vaccine góp phần giảm tỷ lệ mắc, nếu sử dụng thường xuyên hàng năm có thể ngăn dịch bệnh bùng phát. Qua đó góp phần cởi bỏ áp lực quá tải cho ngành y tế.

PGS.TS. BS Trần Ngọc Hữu, nguyên Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM, đánh giá vaccine có thể là "vũ khí mới" giúp phòng, giảm rất nhanh sốt xuất huyết. Ông giải thích Việt Nam ghi nhận bệnh sốt xuất huyết từ năm 1959, khi chưa có vaccine chỉ dựa vào kiểm soát ca bệnh thông qua điều trị, diệt muỗi. Nỗ lực kiểm soát dịch bệnh đổ ra nhưng không thể kiểm soát triệt để, toàn diện. Vaccine sẽ thay đổi điều này.

Đồng tình, BS Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP HCM, nói rằng vaccine có ý nghĩa lớn trong giảm nguy cơ lây nhiễm vì bệnh sốt xuất huyết khó kiểm soát nguồn lây. 80% người không có triệu chứng vẫn có khả năng lây nhiễm sốt xuất huyết.

"Nếu không có vaccine, chúng ta chỉ 'theo đuôi' sốt xuất huyết", bác sĩ Khanh nói.

Ở một khía cạnh khác, BS Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, giải thích để kiểm soát sốt xuất huyết hiệu quả, người dân phải diệt muỗi, bọ gậy hàng tuần. Tuy nhiên, cách thức này khó duy trì đối với nhiều người do họ chịu gánh nặng mưu sinh.

Bên cạnh đó, một người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần trong đời với các type virus khác nhau, lần mắc thứ hai có nguy cơ trở nặng hơn lần đầu. Từ đây, vaccine có vai trò quan trọng trong phòng, chống dịch bệnh, giảm bớt khó khăn trong đời sống hàng ngày. Việc tiêm chủng cũng giúp giảm nguy cơ bệnh trở nặng, không tốn hàng trăm triệu đồng điều trị.

Tại Việt Nam, sau khi vaccine ngừa sốt xuất huyết được triển khai từ 20/9 đến nay, gần 200 trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc của VNVC đã tiêm và nhận đặt giữ gần 15.000 liều cho trẻ em và người lớn.

Trong hội thảo, các chuyên gia phân tích gánh nặng y tế ở nhiều khía cạnh: sức khỏe cộng đồng, nhân lực ngành y tế, chi phí điều trị...

Bác sĩ khám cho người bệnh sốt xuất huyết tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Ảnh minh họa: Thanh Ba

Bác sĩ khám cho người bệnh sốt xuất huyết tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Ảnh minh họa: Thanh Ba

Theo PGS.TS Nguyễn Vũ Trung, Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM, Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ sốt xuất huyết, đặc biệt là khu vực phía Nam. Do điều kiện về tự nhiên, khí hậu, đặc biệt là biến động dân cư, diễn biến của bệnh phức tạp, những năm gần đây thay đổi rất nhiều. Có năm ghi nhận hơn 100.000 ca bệnh hoặc hơn 100 ca tử vong.

Đến tháng 8, cả nước có gần 53.000 ca mắc, 6 ca tử vong. Hiện, một số địa phương ghi nhận hàng trăm ca mắc một tuần, như TP HCM có gần 330 ca nhiễm vào ngày 16-22/9, tăng 8,3% so với trung bình 4 tuần trước. Con số này nâng tổng số ca nhiễm tích lũy từ đầu năm lên hơn 7.300.

Hà Nội ghi nhận 285 ca chỉ trong một tuần (13-19/9), tổng số nhiễm tích lũy từ đầu năm là hơn 3.200. Gia Lai có 153 ca mắc vào ngày 16-22/9 với tổng ca nhiễm từ đầu năm là hơn 1.700.

Khi số lượng bệnh nhân rất đông, công tác khám, phát hiện và tổ chức điều trị khó khăn. Trong khi đó, điều trị sốt xuất huyết đòi hỏi phát hiện sớm, kịp thời mới có thể chống chuyển nặng, biến chứng. Nếu số nhiễm tăng quá cao và đột ngột, bệnh viện đối diện nguy cơ quá tải.

"Số nhiễm tăng cũng sẽ tăng khả năng lan truyền bệnh trong cộng đồng, tạo ra thách thức kiểm soát ca nhiễm cho cơ quan y tế dự phòng", PGS Trung nói.

Người dân tiêm vaccine sốt xuất huyết phòng bệnh tại VNVC. Ảnh: Mỹ Ngọc

Người dân tiêm vaccine sốt xuất huyết phòng bệnh tại VNVC. Ảnh: Mỹ Ngọc

Ngoài vấn đề quá tải và lây nhiễm cộng đồng, TS.BS Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng khoa Sốt xuất huyết, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM, cho biết những năm gần đây ca nặng có dấu hiệu tăng lên, có thể liên quan type virus Den-2 chiếm ưu thế. Bệnh nhân thừa cân béo phì, có bệnh nền kèm theo cũng tăng lên.

Ghi nhận mới nhất tại Bệnh viện Nhi đồng 1, số ca mắc sốt xuất huyết hiện cao hơn so với cùng kỳ năm 2023. Tháng 8, bệnh viện có 130 trẻ nhập viện và 8 trường hợp gặp biến chứng sốc sốt xuất huyết, phải điều trị tích cực.

Ở các ca nặng, bệnh nhi xuất hiện tình trạng sốc, trụy tim mạch, xuất huyết ồ ạt, giảm thể tích tuần hoàn và nguy cơ tử vong cao. Nguy cơ suy các cơ quan nội tạng, tổn thương gan nặng thường trực. Trẻ phải điều trị hồi sức tích cực, thở máy, lọc máu, thay huyết tương rất phức tạp.

Bác sĩ Chính ước tính, giả sử, cộng đồng ghi nhận 100.000 ca sốt xuất huyết. Với tỷ lệ chuyển nặng trung bình khoảng 5%, tức khoảng 5.000 bệnh nhân gặp biến chứng phải điều trị tích cực. Mỗi ca có chi phí điều trị khoảng 100 triệu đồng. Như vậy, chi phí điều trị có thể lên tới 500 tỷ đồng.

Gia Nghi

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
11 giờ trước - Chỉ trong tháng 8/2024, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) tiếp nhận 130 ca nhập viện và 8 trường hợp gặp biến chứng sốc sốt xuất huyết, phải điều trị tích cực.
4 ngày trước - Tập đoàn dược phẩm Takeda kỳ vọng kết nối đơn vị y tế công - tư, nâng tỷ lệ tiêm vaccine sốt xuất huyết, hỗ trợ dự phòng dịch bệnh tại Việt Nam, theo ông Dion Warren.
1 tuần trước - Vaccine ngừa toàn bộ 4 type virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết, bắt đầu tiêm tại VNVC từ ngày 20/9, được gọi "vũ khí mới" trong các biện pháp phòng bệnh.
1 tuần trước - Mốc 2 tháng tuổi là thời điểm vàng bé cần được tiêm ngừa vaccine 6 trong 1 để phòng 6 bệnh nguy hiểm là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib. Để bé được bảo vệ sớm và tối ưu nhất, ba mẹ đừng trì hoãn hoặc...
1 tháng trước - Vi khuẩn phế cầu được xem là "sát thủ giấu mặt", gây nhiều bệnh nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, có thể dẫn đến các di chứng nghiêm trọng.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Nhiều người dùng TikTok chia sẻ về mẹo chăm sóc giấc ngủ mới, quấn mình trong chăn trước khi đi ngủ như trẻ sơ sinh, song chuyên gia đánh giá chưa có bằng chứng khoa học.
1 giờ trước - Để trở thành ứng viên của cuộc thi "Tôi Khỏe Đẹp Hơn lần 3'' với giải thưởng cao nhất 50 triệu đồng, mời độc giả đăng ký vào website: https://toikhoedephon.vn và https://suckhoedoisong.vn/
1 giờ trước - Uống đủ nước, kiểm soát cân nặng, hạn chế bia rượu và caffeine, tránh táo bón, không hút thuốc lá, tập sàn chậu thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe bàng quang.
1 giờ trước - Giải mã gene là một phương pháp hiệu quả để hỗ trợ sàng lọc, phát hiện sớm nhiều bệnh lý nguy hiểm hiện nay, trong đó có ung thư và đột quỵ, theo các chuyên gia.
1 giờ trước - Các chuyên gia đánh giá nhiều sản phẩm thuốc lá mới đang nhắm vào giới trẻ bằng các thiết kế sản phẩm bắt mắt, nhỏ gọn, nhiều hương vị, giá rẻ.