ttth247.com

Vào đại học, tân sinh viên lưu ý gì?

Ngoài kỹ năng học tập, trau dồi ngoại ngữ, tham gia các hoạt động ngoại khóa, tân sinh viên còn cần thêm những gì khi bước vào giảng đường đại học?

TS Bùi Trân Phượng - nguyên hiệu trưởng Trường đại học Hoa Sen - cho rằng việc chọn trường đại học là một trong những chọn lựa quan trọng nhất của thanh niên.

'Hành trang' tân sinh viên phải nhớ

Theo bà Phượng, điều kiện "tối thiểu" để tân sinh viên có thể học tốt đại học là kỷ luật và tự giác. "Thứ hai là có ngoại ngữ, tức sử dụng được ngoại ngữ một cách thành thạo để học đại học. Nếu bắt đầu học sớm và thật sự có ý chí học hỏi, ngoại ngữ hoàn toàn có thể trở thành ngôn ngữ thứ hai. Nhưng để làm được những điều đó, người học phải có năng lực tự học", TS Bùi Trân Phượng nhấn mạnh.

Cũng theo TS Bùi Trân Phượng, học ở đâu cũng vậy, sinh viên cần chăm chú nghe giảng, ghi chép, rồi đặt câu hỏi… Ngoài ra, sinh viên nên tự biết tìm đọc thêm nhiều sách, tìm cho mình người có hiểu biết để lắng nghe ý kiến.

TS Lê Minh Công - giám đốc Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ sức khỏe tinh thần Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) - cho rằng ở bất cứ ngành nghề nào, nếu chỉ học bằng sở thích và làm bằng bản năng thì chưa đủ mà phải được đào tạo và chỉ dẫn một cách chuyên nghiệp.

TS Lê Minh Công gợi ý cho các bạn sinh viên nên học cách cân bằng kỹ năng cá nhân và kỹ năng nghề nghiệp.

"Ở đại học, các bạn nên học cách trình bày trước đám đông một cách lưu loát và thuyết phục. Điều đó có thể tự rèn luyện qua việc viết lách, trau dồi vốn ngoại ngữ. Hiểu cặn kẽ kiến thức trên lớp mới có thể đem vào thực hành. Rèn luyện kỹ năng nghề từ sớm qua các buổi thực hành có thể giúp các bạn giỏi nghề khi ra trường", TS Lê Minh Công nói.

Theo TS Hà Thanh Vân - Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, ngoài việc học kỹ năng cần thiết sinh viên cần nắm bắt những cơ hội ở giảng đường. Nên tận dụng tối đa quãng thời gian thực tập ở các doanh nghiệp, cơ quan… để có kinh nghiệm và tạo dựng các mối quan hệ cho công việc sau này.

"Một việc làm thêm phù hợp có thể giúp các bạn vừa học hỏi kiến thức vừa có thêm thu nhập trang trải học phí, làm dày dặn cho lý lịch tìm việc. Nó còn giúp các bạn làm quen, hòa nhập với môi trường làm việc thực tế, đáp ứng nhu cầu công việc của nhà tuyển dụng khi đi làm", TS Hà Thanh Vân khuyên.

Sẵn sàng vào đại học

Trước khi đăng ký nguyện vọng đại học 2024, Cao Nguyễn Khánh An - cựu học sinh Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Quảng Ngãi - đã chủ động tìm hiểu về nghề nghiệp và hỏi về trải nghiệm học đại học của anh chị đi trước.

Khánh An cho rằng tự lập là một kỹ năng quan trọng, giúp bạn ít bỡ ngỡ hơn. Bạn cũng đang tập nói tiếng phổ thông để hòa nhập với môi trường ở đại học.

Thời gian này, bạn chuẩn bị ôn luyện để thi chứng chỉ tiếng Anh (TOEIC) và tin học văn phòng (MOS). Khánh An cho biết bạn đăng ký nguyện vọng 1 và đã trúng tuyển vào ngành luật ở Trường đại học Luật TP.HCM.

Huỳnh Ngọc Xuân Thy bị khiếm thị bẩm sinh nhưng vẫn quyết tâm đăng ký theo học ngành công tác xã hội của Học viện Cán bộ TP.HCM. Theo Xuân Thy, trước đây bạn gặp nhiều trở ngại trong việc tìm các trung tâm, mái ấm hay trường học phù hợp.

Việc làm giấy tờ, thủ tục nhập học cũng khó khăn. Do vậy, bạn muốn làm nhân viên công tác xã hội để giúp đỡ những người có hoàn cảnh như mình được tới trường.

Bạn cho hay vào đại học là lựa chọn của bản thân để được học ngành mình yêu thích.

Xuân Thy chia sẻ: "Học đại học không chỉ nghe chép, làm bài tập, học thuộc rồi đi thi… mà quan trọng là tự học. Mình biết hành trình đại học còn rất dài với không ít khó khăn như viết tiểu luận, làm khảo sát nghiên cứu khoa học, phản biện thuyết trình… Nhiều thử thách nhưng mình không bao giờ bỏ cuộc".

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Để khuyến khích sinh viên, các trường đại học đều xét và cấp học bổng học tập, học bổng doanh nghiệp, học bổng nghiên cứu khoa học… sau mỗi học kỳ, năm học. Cần làm gì để chinh phục những suất học bổng này?
1 tháng trước - Chỉ đăng ký xét tuyển vào một trường, chọn gần chục ngành thuộc các lĩnh vực khác nhau… là cách chọn ngành và sắp xếp nguyện vọng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
3 tuần trước - Sau khi kết thúc đợt xét tuyển đầu tiên, nhiều trường ĐH tiếp tục xét tuyển bổ sung. Những ngành nào còn chỉ tiêu và liệu điểm chuẩn đợt này có tăng nhiều so với đợt 1?
2 tuần trước - Đến 17 giờ hôm qua 27.8, thí sinh trúng tuyển đợt 1 hoàn tất việc xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống của Bộ GD-ĐT. Số liệu một số trường ĐH cho thấy tỷ lệ thí sinh xác nhận nhập học đạt trên dưới 80% tổng số thí sinh trúng tuyển...
1 tháng trước - Muốn trở thành thủ khoa, Hữu Luân đọc tài liệu, tự soạn đề cương ôn tập, thậm chí đăng ký học 13 môn ở học kỳ thứ 5, gấp đôi thông thường.
Xem tin bài khác
2 giờ trước - Phụ huynh một trường ở Đồng Nai bức xúc vì khoản thu “bảo trì ti vi“ 100.000 đồng/học sinh. Trong khi đó, ti vi là tài sản của nhà trường và đã có chế độ bảo hành rõ ràng.
7 giờ trước - Với không gian kiến trúc được bao phủ bởi nhiều mảng xanh, tạo nên một môi trường học tập xanh mát và bền vững, Victoria School - Nam Sài Gòn đã giành Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế, một giải thưởng uy tín về kiến trúc trên thế giới.
8 giờ trước - Nhiếp ảnh gia Hồ Trung Lâm là người đoạt giải cao nhất tại cuộc thi The ASEAN SX Photo Contest 2024 với chủ đề ASEAN Biodiversity (Đa dạng sinh học ASEAN), do Hiệp hội Nhiếp ảnh Hoàng gia Thái Lan tổ chức.
8 giờ trước - Sau bão số 3 (Yagi), Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các trường nghiêm cấm việc lợi dụng danh nghĩa ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, trường để thu các khoản thu ngoài quy định và không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học...
10 giờ trước - Trường CĐ Công nghiệp cao su tại Bình Phước vừa chính thức đổi tên thành Trường CĐ Miền Đông từ năm học 2024 - 2025.