ttth247.com

Vào rốn lũ Chương Mỹ, Hà Nội: Nước vẫn ngập, đi thuyền 2km mới tới trường

Tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội, do ảnh hưởng của bão số 3, nước sông Bùi dâng cao tràn đê, khiến một số khu dân cư ven đê đã bị ngập sâu trong nước lũ nhiều ngày qua, để lại những thiệt hại nặng nề về hoa màu, tài sản của người dân, nhiều trường học ngập sâu trong nước.

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, đến ngày 18-9, nhiều trường học tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội vẫn ngập sâu trong nước lũ, nhiều học sinh đã được nghỉ học hơn 10 ngày nhưng vẫn chưa thể quay trở lại trường học tập, không thể học trực tuyến vì thiếu điện, thiếu mạng Internet và không có thiết bị học trực tuyến.

Tại xã Nam Phương Tiến, các trường gồm Trường mầm non Nam Phương Tiến A, Trường tiểu học Nam Phương Tiến A và Trường THCS Nam Phương Tiến A vẫn ngập sâu trong nước lũ.

Để vào trường, phóng viên phải di chuyển bằng thuyền gần 2km. Trên các tuyến đường dẫn vào trường, khu vực ngập sâu nhất khoảng 2m.

Ông Nguyễn Bá Phú, 42 tuổi, thôn Nam Hài, xã Nam Phương Tiến, cho biết ngày 9-9, nước lũ bắt đầu dâng lên cao, gia đình ông có hai con học tại Trường THCS Nam Phương Tiến A đều được thông báo nghỉ học.

"Các cháu nghỉ học từ ngày 7-9 đến nay. Vì mất điện, mất mạng nên những ngày qua các cháu cũng không thể học trực tuyến được. Mỗi lần muốn sạc điện thoại là phải bơi thuyền gần 2km lên khu vực không ngập để sạc nhờ.

Hiện nước vẫn ngập sâu gần 2m nên chưa thể biết khi nào các cháu có thể trở lại trường học tập. Các cháu nghỉ học dài ngày, tôi cũng lo lắng sợ không theo kịp chương trình, đồng thời sinh hoạt gia đình cũng bị đảo lộn", ông Phú nói.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 18-9, ông Nguyễn Bá Thắng, hiệu trưởng Trường THCS Nam Phương Tiến A, cho biết do ảnh hưởng của bão số 3 và nước lũ dâng cao, nhà trường bắt đầu cho học sinh toàn trường nghỉ học từ ngày 7-9, cho đến nay trường vẫn ngập trong nước lũ nên học sinh chưa thể trở lại trường học tập.

Theo ông Thắng, khi nước lũ dâng, nhiều khu vực mất điện, nhiều gia đình phải sơ tán đến nơi an toàn, do vậy hơn 10 ngày qua nhà trường cho học sinh nghỉ học nhưng cũng không thể dạy học trực tuyến.

"Trường có khoảng 200 học sinh, đến sáng nay 18-9 trường bắt đầu triển khai dạy trực tuyến. Tuy nhiên chỉ có khoảng 50% học sinh tham gia học trực tuyến được, số còn lại không thể tham gia học vì không có thiết bị học trực tuyến, một số hộ nằm trong vùng lũ chưa có điện.

Dự kiến khoảng hết tháng 9 nước lũ mới rút, học sinh mới có thể quay trở lại trường học tập bình thường", ông Thắng nói.

Trước đó ngày 24-7, nhà trường cũng bị ngập lụt kéo dài khoảng 1 tuần. Theo ông Thắng, những ngày qua các thầy cô vẫn giao bài tập qua các nhóm Zalo để phụ huynh cho con em làm bài tập. Thời gian tới nhà trường sẽ cho học sinh học bù để kịp chương trình.

Tại Trường tiểu học Hồng Quang (huyện Ứng Hòa), ông Nguyễn Xuân Trường, hiệu trưởng nhà trường, cho hay từ ngày 13-9, nhà trường phải cho học sinh nghỉ học vì nước lũ dâng khoảng 80cm tính từ mặt sân trường, trong phòng học nước lũ dâng cao 40cm.

Vì đa số các địa bàn lân cận Trường tiểu học Hồng Quang đều mất điện và không có mạng trong những ngày nước lũ dâng nên nhà trường cũng không thể dạy học trực tuyến.

"Đến sáng 15-9, nước lũ rút một phần, cán bộ và giáo viên trong trường đã có mặt tại trường để lau dọn các phòng học, phòng chức năng theo mực nước rút, nước rút tới đâu dọn dẹp tới đó.

Ngày 17-9 trường vẫn còn ngập, tuy nhiên việc học của học sinh không thể dừng lại lâu được nên hôm nay 18-9 trường bắt đầu cho học sinh học trực tuyến.

Dự kiến học sinh sẽ học trực tuyến đến ngày 20-8. Hiện tại chỉ còn khoảng 20 hộ dân chưa được cấp điện trở lại", ông Trường nói.

Ông Trường cho biết thêm sắp tới nhà trường sẽ phải cho học sinh học cả thứ bảy và chủ nhật để bù vào những ngày nghỉ vừa qua.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - 114 trường học chưa thể đón học sinh, một số nơi sáng nay cũng cho tan sớm, chuyển dạy online ngày mai vì mưa lũ.
1 tuần trước - Sáng nay, nhiều nơi tại Hà Nội nước dâng cao khiến đường đến trường của học sinh trở nên vô cùng khó khăn.
1 tháng trước - Từ ngày 19-8 đến ngày 27-8, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) đón thí sinh trúng tuyển đến trường làm thủ tục nhập học.
3 tuần trước - Vi Thị Thảo, người đầu tiên trong khoảng 10.000 dân của xã Tri Lễ đỗ Đại học Y Hà Nội, từng vượt 200 km đi học dù nhà nghèo, chạy ăn từng bữa.
6 ngày trước - TPO - Bới tìm sách vở, đồ dùng học sinh dưới lớp bùn non sau lũ, các cô giáo ở vùng “rốn lũ” Yên Bái khóc nức nở vì thương học trò sẽ thiếu đồ dùng học tập. Người dân và lực lượng chức năng đang nỗ lực cào bóc từng lớp bùn, bới tìm những...
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Đoàn thanh tra Trường Mầm non Ánh Dương có 12 người, do ông Nguyễn Thanh Huỳnh - Phó Chánh thanh tra huyện Châu Đức làm trưởng đoàn. Thời kỳ thanh tra từ tháng 1/2022 đến tháng 9/2024.
2 giờ trước - Ngày 19.9, Sở GD-ĐT TP.HCM phối hợp với Sở LĐ-TB-XH, tổ chức sơ kết 1 năm thực hiện chương trình phối hợp về định hướng phân luồng và giáo dục nghề nghiệp đối với học sinh THCS và THPT giai đoạn 2023 - 2025.
3 giờ trước - Bắt đầu từ năm 2025, tất cả cơ sở giáo dục ĐH phải bảo đảm đạt được tất cả tiêu chuẩn, tiêu chí chuẩn cơ sở giáo dục ĐH theo Thông tư 01 ban hành đầu năm 2024. Tuy nhiên, trong đó, rất nhiều trường ĐH có đào tạo tiến sĩ khó có thể đáp ứng...
3 giờ trước - Cả trăm trường học vẫn chưa thể hoạt động trở lại sau bão lũ. Bộ GD-ĐT đã có những chỉ đạo các giải pháp linh hoạt như đưa học sinh đến trường khác học nhờ, huy động giáo viên trường bạn hoặc giáo viên đến nhà dạy học sinh.
7 giờ trước - MỸ - Sau khi cùng con “đánh vật“ với mấy trang bài tập rồi cả hai òa khóc vì quá căng thẳng, người mẹ quyết định gửi thư cho giáo viên bày tỏ quan điểm không muốn cô giao bài tập về nhà cho con tuổi mẫu giáo.