ttth247.com

VDSC: "Ông lớn" hàng tiêu dùng thiết yếu Vinamilk, Masan đang ở vị thế thuận lợi để duy trì đà tăng trưởng giai đoạn cuối năm

Theo Kantar Worldpannel, trong nửa đầu năm 2024, giá trị ở hầu hết các mảng chính trong ngành tiêu dùng thiết yếu đều tăng trưởng âm do tâm lý người tiêu dùng vẫn trì trệ.

Dù vậy, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá các ông lớn trong ngành tiêu dùng thiết yếu tại Việt Nam vẫn ghi nhận tăng trưởng doanh thu ngược dòng thị trường chung. Điển hình, Vinamilk (mã: VNM) ghi nhận tăng trưởng 5,7% so với cùng kỳ và Hàng tiêu dùng Masan (mã: MCH) tăng trưởng 11,6% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân bởi các doanh nghiệp này có chiến lược quảng cáo hiệu quả cùng việc đẩy mạnh khuyến mãi ở các đại lý, tăng phạm vi phủ sóng, qua đó hỗ trợ tăng thị phần hàng thiết yếu ở cả nội địa và ngoài nước.

VDSC:

Cụ thể, đối với VNM, chiến lược "thay mới bao bì" & "thực hiện nhiều chiến dịch quảng cáo" từ cuối năm 2023 của VNM đã phát huy hiệu quả cho 6 tháng đâu 2024. VNM cũng đẩy mạnh khuyến mãi tại các điểm lẻ, đại lý thời gian qua nhằm tăng tính cạnh tranh đóng góp tăng thị phần.

Về MCH, Công ty đã thành công trong việc thu hút thêm nhiều khách hàng, tương đương với tỷ lệ thâm nhập trong dân cao hơn liên quan đến việc sử dụng sản phẩm Masan, nhờ vào phạm vi phủ sóng rộng hơn của hệ thống Winmart và một số chính sách bán hàng tích cực (nhiều ngân sách tiếp thị/khuyến mãi hơn) mà MSN thực hiện để kích thích việc nhập hàng tại từng điểm bán hàng.

Theo thống kê từ VDSC, tỷ lệ Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp/Doanh thu thuần của hai công ty này đều đã ghi nhận tăng trong vài quý trở lại đây.

VDSC:

Duy trì đà tăng trưởng, song khó đột biến

Đánh giá về triển vọng trong nửa cuối năm, VDSC nhận định các ông lớn ngành hàng thiết yếu đang ở một vị thế thuận lợi để duy trì đà tăng trưởng.

Theo nhóm phân tích VDSC, tiêu dùng chung nội địa sẽ cải thiện hơn so với cùng kỳ nhờ chính sách cải cách tiền lương và tác động trễ của chính sách tiền tệ. Thêm vào đó, sự khôi phục tốt từ hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu trong nửa đầu năm tạo thêm niềm tin cho tiêu dùng trong nửa sau 2024.

Theo Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội chính thức phê chuẩn việc điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1/7/2024. Quy mô ngân sách dành cho chương trình cải cách tiền lương năm 2024 ước tính khoảng 1,2% tổng doanh số bán lẻ hàng hoá và dịch vụ và 0,7% quy mô GDP hiện hành năm 2023.

Mặc dù mặt bằng lãi suất huy động đã nhích tăng trở lại, lãi suất cho vay bình quân vẫn sẽ thấp hơn so với cùng kỳ năm trước trong nửa cuối năm 2024. Do đó, tiêu dùng và tín dụng tiêu dùng vẫn có thể hưởng lợi phần nào từ yếu tố này.

"Dù vậy, cũng cần lưu ý rằng tiêu dùng chung giai đoạn cuối năm vẫn vấp phải các điểm nghẽn khiến tăng trưởng khó ở mức cao. Điển hình như sức mua tại các thị trường lớn (Mỹ, Châu Âu) còn kém ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp FDI qua đó tác động tới việc làm, thu nhập người dân. Mặt khác, thị trường Bất động sản vẫn trong trạng thái trì trệ cũng khiến tiêu dùng gặp khó khăn", báo cáo cũng nêu rõ. 

Kết luận, VDSC đánh giá tăng trưởng doanh thu nội địa của các ông lớn VNM, MSN nhìn chung khó đạt mức đột biến (2 chữ số).

Source: cafef.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - "Cả Bách hóa xanh và Winmart là mô hình cửa hàng bách hóa có bàn đạp thuận lợi, để tạo tăng trưởng cao trong 3-5 năm tới, đặc biệt sau những hiệu quả từ chiến lược tái cấu trúc mạnh mẽ của hai chuỗi", báo cáo nêu rõ.
1 tháng trước - 9 doanh nghiệp tư nhân nộp ngân sách lớn nhất trong lĩnh vực phân phối bán lẻ gọi tên: Masan, PNJ, Doji, Thế giới di động,... Các doanh nghiệp này "bội thu" trong nửa đầu năm nay, thậm chí có doanh nghiệp lợi nhuận tăng tới 5.200% so với...
2 tuần trước - "Nếu chúng ta thử làm một phép so sánh đơn giản giữa Tp.Tokyo (Nhật Bản) và Tp.HCM (Việt Nam) nhận thấy, sự chênh lệch nguồn cung giữa hai thành phố là rất nhiều" - ông Shin Ogawa, Giám đốc Bộ phận vận hành nhà ở Cosmos Initia nói.
2 tuần trước - Thị trường điện mặt trời Việt Nam cũng là sân chơi sôi động của loạt "đại gia" nội, ngoại như Trung Nam Group, TTVN Group, TTC Group, BIM Group, Vietracimex, SkyX Solar, Trina Solar…
1 tuần trước - Đến nay, tỷ lệ giải ngân vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2024 của TP.Quảng Ngãi chỉ đạt 14% và TX.Đức Phổ là 25,69, nhỉnh hơn 1 số huyện miền núi từ 0,05 – 0,69%.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Dòng vốn trở lại mua ròng trên toàn thị trường, tuy nhiên riêng phiên cuối tuần đã đảo chiều bán ra.
1 giờ trước - Tập trung xây dựng và làm mạnh hai yếu tố này, các doanh nghiệp Việt có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
1 giờ trước - Đóng cửa phiên giao dịch 20/9, thị giá PTX dừng tại mốc 15.900 đồng/cp, gấp gần 32 lần vùng giá hồi đầu năm.
1 giờ trước - Thống kê căn cứ dựa trên nội dung chuyển tiền của các giao dịch được Mặt Trận Tổ Quốc công bố.
4 giờ trước - Kì vọng thị trường đất nền bật tăng vào thời điểm cuối năm gần như khó thành hiện thực khi gần đây phân khúc này “nín thở” chờ khơi thông chính sách về thuế, bảng giá đất. Đặc biệt, thông tin chưa ban hành bảng giá đất mới Tp.HCM trong...