ttth247.com

Vết loét chân lan rộng do biến chứng tiểu đường

TP HCMÔng Tùng, 66 tuổi, bệnh tiểu đường, xuất hiện bọng nước khoảng 2 cm ở chân bốn tháng sau thành vết loét rộng hơn 15 cm.

Ngày 22/10, tiến sĩ, bác sĩ Lâm Văn Hoàng, Trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7, cho biết vết thương của ông Tùng loét nông, chưa ảnh hưởng đến các mô sâu và xương. Xung quanh vết loét là các mảng da dày sừng do quá trình viêm kéo dài. "Đây là vết thương mạn tính hình thành trên nền bệnh bọng nước tiểu đường", bác sĩ Hoàng nói, thêm rằng bệnh nhân đã chăm sóc vết thương không đúng kỹ thuật như sờ liên tục, thay băng sai cách, bôi dung dịch sát khuẩn không đúng làm tổn thương mô hạt.

Mô hạt là mô liên kết mới có chứa các mạch máu cực nhỏ và nguyên bào sợi cơ phát triển tại vị trí vết thương trong quá trình chữa lành. Mô hạt bị tổn thương phá hủy cấu trúc da, phá vỡ hàng rào tự vệ dẫn đến tổn thương vùng xung quanh.

Bác sĩ chăm sóc vết thương ở chân cho ông Tùng. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Bác sĩ chăm sóc vết thương ở chân cho ông Tùng. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Ông Tùng được bác sĩ đánh giá các biến chứng chuyên sâu về bàn chân, những yếu tố liên quan đến quá trình lành thương như xơ vữa mạch máu, tình trạng tưới máu, các yếu tố thần kinh như mất cảm giác, biến dạng bàn chân, nhiễm trùng, viêm tủy xương... Bệnh nhân điều trị bằng thuốc kháng sinh, cắt lọc loại bỏ những mô hoại tử, mảng mục và mô xơ chai. Bác sĩ đánh giá tình trạng vết thương hàng ngày, hàng tuần để điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần thiết. Sau một tháng, vết thương lên mô hạt, dần lành lặn, ông Tùng ổn định sức khỏe.

Quá trình lành thương bình thường có 4 giai đoạn gồm đông máu, viêm, tăng sinh mô hạt, biểu bì hóa và tái cấu trúc. Bác sĩ Hoàng cho biết người bệnh tiểu đường bị rối loạn chuyển hóa khiến giai đoạn viêm kéo dài từ vài tháng đến hai năm, còn gọi là vết thương mạn tính. Vết thương mạn tính hình thành từ vết loét tì đè, bàn chân tiểu đường, môi trường, tổn thương da bởi tia bức xạ, phù bạch huyết, khối u... Bệnh nhân không điều trị đúng nguy cơ nhiễm trùng nặng, biến chứng, phải cắt cụt chân, mất nhiều thời gian và chi phí điều trị.

Bác sĩ khuyến cáo người bệnh tiểu đường có vết thương, nhất là ở bàn chân, nên đi khám chuyên khoa Nội tiết - đái tháo đường để điều trị đúng kỹ thuật.

Đinh Tiên

*Tên người bệnh đã được thay đổi

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiểu đường tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
3 tuần trước - TP HCM- Người đàn ông 37 tuổi suốt 8 năm thường tái phát loét miệng, sau đó nổi sẩn đỏ nhiều nơi cơ thể, giảm thị lực mắt trái, đi khám nhiều chuyên khoa trước khi được phát hiện bệnh Behcet hiếm gặp.
1 tháng trước - Người bệnh tiểu đường nên cắt móng ngang, mài nhẵn, rửa chân sạch, không cắt da chết và lấy khóe móng để hạn chế nguy cơ biến chứng bàn chân.
1 tháng trước - Mùa mưa độ ẩm tăng cao tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến người tiểu đường dễ mắc các bệnh về da, sốt rét, sốt xuất huyết, cảm cúm, viêm mắt.
1 tháng trước - Cẩn trọng với những căn bệnh về da thường gặp sau mùa mưa lũ như nhiễm nấm, bệnh ghẻ hay nhiễm trùng... từ đó tìm những giải pháp phòng tránh bệnh cho bản thân là vô cùng cần thiết.
1 tháng trước - Sốt kèm phát ban có thể do sởi, rubella, tay chân miệng, tinh hồng nhiệt, thủy đậu hoặc một số bệnh tự miễn, bệnh ác tính.
Xem tin bài khác
7 phút trước - Bị gãy tay đi bó bột theo bảo hiểm y tế nhưng bệnh viện hết bột thạch cao, bệnh nhân phải ra nhà thuốc bệnh viện mua bột để bác sĩ bó. Nhiều bạn đọc thắc mắc: Bột thạch cao có nằm trong danh mục bảo hiểm y tế chi trả?
7 phút trước - Việc bổ sung các thực phẩm giàu sắt, vitamin B6, vitamin C, magie và Omega-3 khi bị rong kinh không chỉ giúp giảm tình trạng mất máu, mà còn tăng cường sức khỏe tổng thể.
8 phút trước - Nhiều người bỗng dưng bị ngứa khắp người. Ngứa phải gãi cả ngày, đêm. Có người tự khỏi, nhưng cũng có người bị ngứa kéo dài hàng chục năm.
32 phút trước - Cả hai bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng sốt kéo dài và tổn thương đa cơ quan: suy hô hấp, suy tuần hoàn, tổn thương gan, thận và ức chế tủy xương. Khoa Hồi sức truyền nhiễm.
1 giờ trước - Vòng thắt bẩm sinh là hội chứng hiếm gặp xảy ra trong quá trình phát triển thai nhi, khi những dây màng ối quấn vào các bộ phận của thai nhi khiến phần cơ thể đó không lưu thông máu. Nhiều trẻ bị bệnh nhưng cha mẹ không biết tưởng do ngấn...