ttth247.com

‘Vi khuẩn ăn thịt người’ tấn công não người bệnh

Phát hiện vi khuẩn Whitmore tấn công não

Thời gian qua, bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp nhiễm vi khuẩn Whitmore (hay còn gọi là "vi khuẩn ăn thịt người"). 

Đơn cử, như bà T.V.L. (58 tuổi, Sóc Sơn, Hà Nội) vào viện trong tình trạng viêm phổi, áp xe tiền liệt tuyến, trực tràng, kém ăn, sụt cân. 

Áp xe chính là các ổ nhiễm trùng do vi khuẩn tạo ra. Theo bệnh nhân chia sẻ xung quanh khu vực sinh sống cũng từng có trường hợp nhiễm bệnh Whitmore tử vong.

Trường hợp khác là ông P.C.G. (48 tuổi, Can Lộc, Hà Tĩnh) làm ruộng, thợ xây, hay tiếp xúc với bùn đất. 

Ông G. vào viện trong tình trạng sốt, sưng đau, áp xe tay trái, đau nhức trong xương. Trước đó, bệnh nhân đã từng nhiều lần bị áp xe ở các vị trí khác nhau trên cơ thể, tái đi tái lại, điều trị ở tuyến trước không tìm ra nguyên nhân. 

Tại bệnh viện bác sĩ cũng xác định ông G. nhiễm vi khuẩn Whitmore.

Đặc biệt mới đây, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận ông L.D.D. (45 tuổi, quê Thái Bình) phát hiện có ổ áp xe trong não. 

Ông D. có tiền sử đái tháo đường và làm nghề lái tàu trên biển. Tại bệnh viện, sau khi thực hiện cấy máu, mủ phát hiện vi khuẩn Whitmore.

Sau hơn 20 ngày điều trị kháng sinh và hồi sức tích cực, bệnh nhân đã đỡ sốt, đỡ đau đầu, xét nghiệm ổn định. 

Tuy nhiên bệnh nhân cần được điều trị kháng sinh và theo dõi kéo dài ít nhất trong 6 tháng tiếp theo.

Cảnh giác với triệu chứng sốt, ổ áp xe trên cơ thể

Tại bệnh viện, nhiều bệnh nhân Whitmore đã xâm nhập vào tận xương, gây viêm. Theo các bác sĩ, các ca bệnh với triệu chứng sốt, kém ăn, sụt cân, sưng và áp xe một số vị trí trên cơ thể. 

Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh nhân rất giống và thường nhầm lẫn với bệnh lao, nhiễm khuẩn tụ cầu.

Bởi vậy, người bệnh khi có các hiện tượng sốt cao, khó thở, áp xe nhiều cơ quan (phổi, gan, cơ xương khớp…). 

Đặc biệt, trên người bệnh có nhiều bệnh lý nền như đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính, dùng thuốc corticoid kéo dài… cần nghĩ đến khả năng mắc bệnh Whitmore.

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường - giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai - Whitmore do vi khuẩn tồn tại trong môi trường, xảy ra ở những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường bùn, đất, nước như: nông dân, công nhân xây dựng, người làm vườn, người nạo vét cống rãnh…

Bệnh có diễn biến và triệu chứng lâm sàng đa dạng, cần chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh. Khi được chẩn đoán và điều trị không đúng, bệnh có tỉ lệ tử vong cao, có thể lên tới 40%.

Bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với môi trường có chứa vi khuẩn. Đặc biệt là khi có vết trầy xước trên da, nguy cơ lây nhiễm càng cao và bệnh nhanh tiến triển hơn.

Để giảm thiểu nguy cơ mắc Whitmore, PGS.TS Đỗ Duy Cường khuyến cáo người dân không nên tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, ứ đọng lâu ngày.

Đặc biệt là khi có vết thương ngoài da, vết trầy xước, chảy máu; hoặc người có nhiều bệnh lý nền.

Nên mang dụng cụ bảo hộ lao động khi làm nông nghiệp, để ngăn ngừa nhiễm trùng qua chân tay. 

Các nhân viên y tế, bác sĩ cần đảm bảo bảo hộ khi tiếp xúc với người bệnh, để ngăn chặn tối đa sự nhiễm trùng".

"Việt Nam là vùng dịch tễ lưu hành Whitmore. Khi người bệnh bị sốt, có các ổ viêm, áp xe nhiều nơi cần nghĩ ngay đến nguy cơ mắc Whitmore, đặc biệt người có bệnh nền đái tháo đường. 

Việc phát hiện Whitmore sớm rất quan trọng trong lộ trình, phác độ điều trị, giảm thiểu nguy cơ tử vong", PGS.TS Cường nhấn mạnh.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Quảng Ninh- Bệnh viện Bãi Cháy tiếp nhận 4 người bị sốt, chẩn đoán mắc vi khuẩn Whitmore, trong đó hai trường hợp chuyển nặng.
1 tháng trước - 4 người mắc bệnh Whitmore với biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, diễn biến phức tạp.
1 tháng trước - Di truyền, môi trường sống, chế độ ăn uống kém lành mạnh, hệ miễn dịch suy yếu là những yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm ruột mạn tính.
2 tuần trước - Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, chứa men vi sinh, chọn đúng chất béo tốt và hạn chế chất béo bão hòa, góp phần cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
1 tuần trước - Tôi hay mệt mỏi, sụt cân nhanh, bác sĩ chẩn đoán viêm teo dạ dày. Bệnh này có điều trị khỏi không, cần lưu ý gì? (Ngọc Hùng, Đồng Nai)
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Trong y học cổ truyền hoa đu đủ đực được xem như một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe. Trong dân gian sử dụng hoa đu đủ đực như một loại thức uống, món ăn hàng ngày.
3 giờ trước - Hà Nội- Tăng cân sau sinh khiến Linh ngán ngẩm khi nhìn mình trong gương, cô quyết nhịn ăn gián đoạn, ăn theo quy tắc bàn tay kết hợp tập luyện thay đổi vóc dáng.
3 giờ trước - Tôi thường xuyên nhận được thịt cá sạch từ quê gửi lên, nên đã dự trữ đầy ắp ngăn đông tủ lạnh, điều này có tốt? (Hà, 35 tuổi, Hà Nội)
8 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
9 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!