ttth247.com

Vì sao đặt tên là bão Trami, tên tiếng Việt là bão Trà Mi?

Từ năm 2000, Việt Nam đã đề cử với Ủy ban Bão quốc tế 10 tên bão, trong đó có bão Trami, tên tiếng Việt là Trà Mi

Vị trí và dự báo hướng di chuyển của bão Trà Mi. Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ năm 2000, Việt Nam đã đề cử với Ủy ban Bão quốc tế về tên các cơn bão trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương với 10 tên bão bao gồm: SonTinh (Sơn Tinh); Lekima (Lekima); Ba Vi (Ba Vì); Conson (Côn Sơn); Sơnca (Sơn Ca); Trami (Trà Mi); Halong (Hạ Long); Vamco (Vàm cỏ); Songda (Sông Đà); Saola (Sao La).

Năm 2021, Việt Nam có đề nghị đổi tên cơn bão khi bão gây thiệt hại hoặc do các nước yêu cầu đổi. Từ năm 2000 khi đề nghị đến nay đã có các thay đổi như sau:

Saomai (tên cũ) được đổi tên thành Son-Tinh (Sơn Tinh tên được đổi vào năm 2008).

Lekima (tên cũ) được đổi tên thành Co-May (Cỏ May tên được đổi vào năm 2021).

Vamco (tên cũ) được đổi tên thành Bang-Lang (Bằng Lăng tên được đổi vào năm 2022).

Conson (tên cũ) được đổi tên thành Luc-Binh (tên được đổi vào năm 2024).

Saola (tên được Philippines đề nghị đổi).

Hiện nay, tên cơn bão do Việt Nam đề xuất đặt tên trên hệ thống Ủy ban bão và Tổ chức WMO (đến thời điểm tháng 10-2024) có 10 tên cơn bão bao gồm: SonTinh (Sơn Tinh); Co - May (Cỏ May); Bavi (Ba Vì); Luc - Binh (Lục Bình); Sonca (Sơn Ca); Trami (Trà Mi); Halong (Hạ Long); Bang - Lang (Bằng Lăng); Songda (Sông Đà); Saola (Sao La).

Bão được đặt tên như thế nào?

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia. bão có nhiều cách gọi khác nhau tùy thuộc vào khu vực phát sinh bão: Bão hình thành trên biển Đại Tây Dương: gọi là Hurricanes; Bão hình thành trên biển Thái Bình Dương: gọi là Typhoon; Bão hình thành trên biển Ấn Độ Dương: gọi là Tropical Cyclones.

Các cơn bão có thể tồn tại trên biển trung bình từ 7 - 8 ngày hoặc lâu hơn. Trên cùng một khu vực, cùng một thời gian có thể có từ 2 đến 3 cơn bão tồn tại, thậm chí có thể nhiều hơn. Vì vậy, người ta đã đặt tên cho các cơn bão để tránh nhầm lẫn trong việc đưa ra các thông tin về từng cơn bão.

Trong thời gian xảy ra chiến tranh Thế giới thứ II, các nhà Khí tượng Lục quân và Hải quân Mỹ đã dùng tên của phụ nữ để đặt tên cho các cơn bão.

Các cơn bão ở Đông Bắc Thái Bình Dương được đặt theo tên phụ nữ từ năm 1959 - 1960, đến năm 1978 sử dụng cả tên nữ giới và nam giới.

Ở vùng Bắc Ấn Độ Dương, các cơn bão nhiệt đới không được đặt tên. Ở Tây Nam Ấn Độ Dương bão bắt đầu được đặt tên từ năm 1960.

Ở vùng Australia và nam Thái Bình Dương, bão bắt đầu được đặt tên (theo tên phụ nữ) từ năm 1964, đến năm 1973 thì sử dụng cả tên nam giới.

Trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương (bao gồm cả biển Đông) bão được đặt tên như thế nào?

Các cơn bão trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương (bao gồm cả biển Đông của Việt Nam) được đặt tên theo tên phụ nữ chính thức bắt đầu từ năm 1945, và đến năm 1979 thì bắt đầu sử dụng cả tên của nam giới.

Từ ngày 1-1-2000, các cơn bão ở Tây Bắc Thái Bình Dương được đặt tên theo danh sách các tên mới và rất khác nhau.

Các tên mới được bổ sung gồm các tên do 14 nước và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là thành viên Ủy ban bão của Tổ chức Khí tượng Thế giới đề xuất. Mỗi thành viên cung cấp 10 tên, tạo thành danh sách 140 tên bão.

Các cơn bão hình thành trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương được Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) ủy quyền cho Trung tâm Báo bão nhiệt đới Tokyo thuộc Cơ quan khí tượng Nhật Bản đặt tên.

Danh sách các tên bão mới có hai sự khác biệt so với trước đây. Thứ nhất, rất ít tên bão là tên riêng của người mà phần lớn là tên các loài hoa, các loài chim, các loài cây cỏ, các động vật và thậm chí là tên các món ăn.

Thứ hai, danh sách tên bão không được sắp xếp theo thứ tự các chữ cái mà sắp xếp theo thứ tự chữ cái của tên các nước đề xuất tên.

Một điều cần lưu ý là sau một vài năm tổng kết, với các cơn bão gây ra thiệt hại nặng nề cho các nước đóng góp tên thì tên các cơn bão đó sẽ được đưa ra khỏi danh sách tên bão và được thay thế bằng một tên mới. Do vậy danh sách các tên bão trên là không cố định và luôn có sự bổ sung.

Source: 24h.com.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Tôi đang sống ở quần thể chung cư 'Liên Hiệp Quốc' gần cầu Sài Gòn. Chung cư có biệt danh ấy vì nơi đây có hàng trăm cư dân mang hàng chục quốc tịch khác nhau'.
1 tháng trước - Trong sổ tay phóng viên của tôi, bốn chữ "hội nhập quốc tế" xuất hiện từ những năm 1990. Tuy nhiên, để đến được cụm từ hay lạ đó, Việt Nam đã phải chòi đạp khai phá con đường đổi mới và mở cửa từ năm 1986.
1 ngày trước - Đêm qua, áp thấp nhiệt đới ở khu vực phía Đông Philippines đã mạnh lên thành bão Trà Mi (bão Trami). Hướng di chuyển của bão được dự báo đi vào Biển Đông nên cần khẩn cấp triển khai các biện pháp ứng phó.
1 tháng trước - Nằm khiêm tốn sát đường ray và quốc lộ 1 ở phía bắc đèo Cả (thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) có một tấm bia vừa phục dựng cách đây chưa lâu.
1 tháng trước - Chào bạn đọc! Tôi muốn bài mở đầu cho loạt bài Làng Việt Nam của mình bằng bài về làng Vũ Đại.
Xem tin bài khác
43 phút trước - Ngày 23-10, đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Lào đã có những hoạt động trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần 2 tại tỉnh Hủa Phăn (Lào).
44 phút trước - Ngày 23-10, UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở núi Pha Kham tại bản Hạ, xã Sơn Hà, huyện Quan Sơn, sau khi đất đá đổ xuống khu vực trường học tại xã này.
44 phút trước - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có trả lời cử tri TP Cần Thơ về tăng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội cho nông dân và người lao động tự do.
44 phút trước - Dự báo sau khi đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 6, cường độ bão Trami (bão Trà Mi) có khả năng tăng liền 3 cấp từ cấp 9 lên cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15 (167-183km/h).
53 phút trước - Theo dự báo của cơ quan khí tượng, đến khoảng 13 giờ ngày 28.10, bão Trà Mi (bão số 6) khả năng trên vùng biển TP.Đà Nẵng. Bão mạnh cấp 12, giật cấp 15.