ttth247.com

Việt Nam muốn đẩy mạnh hợp tác nguồn nước, dữ liệu thủy văn sông Mekong - Lan Thương

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, ngày 16-8, Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao Mekong - Lan Thương (MLC) lần thứ 9 đã diễn ra tại Chiang Mai (Thái Lan) với sự tham dự của các nước thành viên gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.

Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự.

Đẩy mạnh kết nối trong khu vực

Với chủ đề "Hướng tới tương lai an toàn và bền vững hơn cho khu vực Mekong - Lan Thương", các nước thành viên đề xuất nhiều ý tưởng mới nhằm nắm bắt các cơ hội mở ra từ những xu hướng phát triển mới về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, các tiến bộ khoa học - công nghệ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ phát triển.

Các nước nhất trí đẩy mạnh kết nối thông qua phát triển hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, hàng không, bảo đảm chuỗi cung ứng ổn định, thúc đẩy nông nghiệp thông minh và bền vững, tăng cường khả năng ứng phó biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiên tai, giảm ô nhiễm không khí và phòng chống tội phạm xuyên biên giới.

Đặc biệt, quản lý bền vững nguồn nước tiếp tục là nội dung được ưu tiên hàng đầu tại hội nghị ở Thái Lan.

Các nước khẳng định nỗ lực triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động hợp tác tài nguyên nước Mekong - Lan Thương giai đoạn 2023 - 2027 và ủng hộ Việt Nam tổ chức Hội nghị Bộ trưởng hợp tác nguồn nước Mekong - Lan Thương lần thứ hai trong năm 2025.

Các đề xuất của Việt Nam

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng khẳng định sự coi trọng và đóng góp hiệu quả của Việt Nam đối với hợp tác Mekong - Lan Thương.

Để hiện thực hóa tầm nhìn phát triển đã được các nhà lãnh đạo Mekong - Lan Thương thông qua, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đã đưa ra một số đề xuất quan trọng:

Thứ nhất, một khu vực Mekong - Lan Thương hiện đại và phát triển phải dựa trên cơ sở bảo đảm thương mại, đầu tư và kết nối thông suốt giữa các nước thành viên.

Việt Nam đề xuất Mekong - Lan Thương hợp tác mở rộng thị trường, củng cố chuỗi cung ứng bền vững, kết nối hạ tầng giao thông. Đồng thời cần ưu tiên nâng cao năng lực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo thông qua triển khai hiệu quả Hành lang đổi mới sáng tạo Mekong - Lan Thương.

Thứ hai, để xây dựng một khu vực Mekong - Lan Thương xanh, bền vững và bao trùm, các nước cần phối hợp chặt chẽ trong quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên và ứng phó biến đổi khí hậu.

Việt Nam ủng hộ sáng kiến về đẩy mạnh hơn nữa hợp tác Mekong - Lan Thương về nguồn nước và đề xuất các nước tăng cường hợp tác trong quản lý lũ lụt và hạn hán, chia sẻ dữ liệu thủy văn, tiến hành các nghiên cứu chung. 

Việt Nam đồng thời đề nghị xem xét tổ chức Ngày nước Mekong - Lan Thương nhằm nâng cao nhận thức về quản lý, sử dụng và bảo vệ bền vững nguồn nước sông Mekong - Lan Thương.

Thứ ba, hợp tác Mekong - Lan Thương cần tiếp tục đóng góp thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị, sự gắn bó sâu sắc giữa nhân dân sáu nước, đồng thời tiếp tục thúc đẩy cách tiếp cận lấy người dân làm trung tâm.

Hướng tới kỷ niệm 10 năm thành lập cơ chế hợp tác Mekong - Lan Thương vào năm 2025, Việt Nam đề xuất tăng cường và đa dạng hóa hơn nữa các hoạt động giao lưu nhân dân, giao lưu thanh niên, kết nối địa phương, doanh nghiệp, tìm kiếm những ý tưởng hợp tác mới từ thế hệ trẻ của sáu nước.

Các đề xuất và đóng góp của Việt Nam đã được các nước ghi nhận, đánh giá cao và đưa vào các văn kiện về định hướng hợp tác Mekong - Lan Thương trong thời gian tới.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ cần trở thành nhân tố tích cực đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và toàn cầu, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính.
1 tháng trước - Đây là nội dung trong phiên họp của Ủy ban Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản, do Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kamikawa Yoko đồng chủ trì sáng 7-8.
1 tháng trước - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã chuyển đến Chủ tịch nước Tô Lâm lá thư chia buồn của Tổng thống Joe Biden trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trong đó nhắc đến hai câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du...
3 tuần trước - Nhấn mạnh hai chữ 'đồng bào', Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nói như trên, thể hiện mong muốn bà con dù ở đâu hay làm gì, vẫn luôn hướng về quê hương và đất nước bằng trái tim ấm nồng tình yêu.
1 tháng trước - Lãnh đạo Thượng viện Nhật Bản cam kết sẽ tiếp tục tạo điều kiện để lao động, thực tập sinh Việt Nam an tâm làm việc trong khuôn khổ chương trình mới, thay cho chương trình thực tập sinh kỹ năng.
Xem tin bài khác
32 phút trước - Mỹ chưa tính rút ngay hệ thống tên lửa tầm trung triển khai tại Philippines và đang thử nghiệm khả năng sử dụng hệ thống này nếu có xung đột ở khu vực.
1 giờ trước - Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen khẳng định ban lãnh đạo cấp cao và nhân dân Cuba rất mong chờ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp nhà nước đến Cuba.
1 giờ trước - Thủ tướng Lebanon kêu gọi Liên Hiệp Quốc cứng rắn với 'chiến tranh công nghệ' của Israel sau vụ nổ máy nhắn tin và bộ đàm làm chết 37 người.
2 giờ trước - Chính quyền Li Băng hôm nay 19.9 đã cấm mang máy bộ đàm và máy nhắn tin lên các chuyến bay từ sân bay ở thủ đô Beirut, theo Hãng tin Quốc gia Li Băng.
2 giờ trước - Chuyến công tác từ ngày 21-9 tới là hoạt động đối ngoại đa phương và làm việc tại Mỹ đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên cương vị mới.