ttth247.com

Việt Nam sắp có vắc xin sốt xuất huyết

BS.CKI Bạch Thị Chính - Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC - đã cung cấp thông tin như trên tại Tọa đàm kết hợp giao lưu trực tuyến: "Phòng chống bệnh sốt xuất huyết: Vắc xin và các biện pháp bảo vệ", do báo Tuổi Trẻ phối hợp với Hệ thống tiêm chủng VNVC tổ chức vào ngày 14-9 tại TP.HCM.

Tiêm cho trẻ từ 4 tuổi trở lên

Bác sĩ Chính cho biết vắc xin phòng sốt xuất huyết của Tập đoàn dược phẩm Takeda (sản xuất tại Đức) là loại vắc xin phòng sốt xuất huyết đầu tiên được phê duyệt tại Việt Nam, có những quốc gia đã đưa loại vắc xin này vào trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Vắc xin có hiệu quả phòng 4 tuýp virus gây bệnh sốt xuất huyết (D1, D2, D3, D4), hiệu quả phòng mắc bệnh và nhập viện, chuyển biến do sốt xuất huyết lên đến hơn 80%. Vắc xin được sử dụng cho trẻ từ 4 tuổi và người lớn, không cần xét nghiệm trước khi tiêm. Những trường hợp từng mắc bệnh sốt xuất huyết vẫn tiêm được loại vắc xin này để phòng tái nhiễm với các tuýp virus còn lại.

THS.BS Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đánh giá việc đưa vào sử dụng vắc xin sốt xuất huyết sẽ giúp ngành y tế dự phòng có thêm một vũ khí kiểm soát dịch hiệu quả bên cạnh các giải pháp phòng bệnh khác như diệt muỗi, diệt lăng quăng và tránh muỗi đốt…

Sốt xuất huyết sẽ có đỉnh vào tháng 10

Theo bác sĩ Nga, bệnh sốt xuất huyết vẫn sẽ tiếp tục tăng trong thời gian sắp tới nếu không có biện pháp kiểm soát và phòng ngừa hiệu quả. Lý giải điều này, bác sĩ Nga phân tích nguyên nhân là do có sự biến đổi về khí hậu, trái đất có xu hướng nóng lên trong khi loại muỗi gây bệnh sốt xuất huyết lại "chuộng" khí hậu nóng ẩm.

Ngoài ra còn phải kể đến tốc độ đô thị hóa nhanh, con người di chuyển nhiều... Muỗi có mầm bệnh sốt xuất huyết có thể bay vào trong các phương tiện như máy bay, ô tô, tàu thuyền... di chuyển đến những vùng đất khác để truyền bệnh.

Tại Việt Nam, BS Nga cho biết mỗi năm có gần 200 ngàn ca sốt xuất huyết và hàng chục ca tử vong, gây gánh nặng bệnh tật lớn.

Bệnh sốt xuất huyết có mặt quanh năm, tuy nhiên số ca mắc bệnh thường tăng lên vào mùa mưa. Tại phía Nam, bệnh bắt đầu tăng vào tháng 6, tăng mạnh vào tháng 8 và theo dự báo năm nay, đỉnh của bệnh sốt xuất huyết sẽ rơi vào tháng 10 tới.

TS.BS Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng khoa Sốt xuất huyết, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM nhấn mạnh "phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh". Theo bác sĩ Tuấn, nhiều người nghĩ chỉ có thể mắc bệnh sốt xuất huyết một lần trong đời nhưng thực tế một người có thể mắc sốt xuất huyết tối đa 4 lần trong đời.

Lý do là bệnh sốt xuất huyết có đến 4 chủng virus Dengue (Den-1, 2, 3 và 4). Người bị nhiễm một chủng virus Dengue có thể tạo miễn dịch lâu dài thậm chí là trọn đời với chính chủng bị nhiễm đó. Tuy nhiên, khả năng bảo vệ chéo với các chủng virus Dengue khác chỉ kéo dài khoảng một thời gian ngắn. 

Sau thời gian này, người đó vẫn có thể tái mắc chủng virus Dengue khác. Khi nhiễm sốt xuất huyết lần 2 thường sẽ gây ra các triệu chứng nặng hơn so với lần đầu do cơ chế tăng cường miễn dịch phụ thuộc kháng thể đã có từ lần nhiễm trước đó.

Trong lần bị tái nhiễm thứ hai bởi một chủng virus Dengue khác với chủng lần đầu, cơ thể sẽ phản ứng mạnh hơn, các hóa chất trung gian của phản ứng miễn dịch được sản xuất ra nhiều hơn gây thoát huyết tương nhiều hơn dẫn đến sốc, rối loạn đông máu, xuất huyết nặng, suy đa cơ quan. 

Ngoài gây nhập viện, tử vong, sốt xuất huyết còn gây tốn kém nguồn lực kinh tế xã hội, quá tải hệ thống y tế.

THS Hồng Nga cảnh báo trẻ em và người lớn đều có nguy cơ mắc sốt xuất huyết. Trong quá trình điều tra dịch tễ, bà chứng kiến nhiều trường hợp người lớn chủ quan nên đến bệnh viện rất trễ hoặc tự điều trị, truyền dịch tại nhà dẫn đến gặp biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong. 

Bác sĩ Nga khuyến cáo khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết như sốt cao, cần đến bệnh viện để được khám và điều trị đúng, không tự mua thuốc uống hoặc truyền dịch tại nhà.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Mưa bão khiến tác nhân gây cúm, sốt xuất huyết, thương hàn phát triển mạnh và gây bệnh, có thể phòng ngừa nhờ tiêm chủng vaccine kịp thời.
1 tháng trước - Nhiều bạn đọc không khỏi lo lắng gửi những câu hỏi đến báo Tuổi Trẻ với nỗi niềm năm học mới đang đến thật gần, làm thế nào để con họ không bị lây bệnh sởi?
4 ngày trước - Số người chưa tiêm vaccine ngừa sởi cộng dồn sau 4-5 năm lên đến hàng triệu khiến miễn dịch cộng đồng xuống thấp, tạo điều kiện để bệnh lan rộng thành dịch.
3 tuần trước - Năm tháng đầu 2024, trong 11 loại vắc xin tiêm chủng cho trẻ em thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng, chỉ có 3 loại đạt chỉ tiêu, còn 8 loại vắc xin chưa đạt.
3 tuần trước - Ngày 28-8, Hệ thống tiêm chủng VNVC triển khai tiêm vắc xin phòng 23 chủng phế cầu, tăng cường bảo vệ trẻ em và người lớn trước các bệnh lý nguy hiểm.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.