ttth247.com

Việt Nam trở thành "miền đất hứa" của nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, các doanh nghiệp Việt làm thế nào để nắm bắt được cơ hội này?

Việt Nam trở thành

Hàng loạt Tập đoàn Ấn Độ đẩy mạnh sự hiện diện tại Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, các tập đoàn Ấn Độ đang quan tâm đến Việt Nam và lên kế hoạch đầu tư hàng tỷ đô la Mỹ vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Những dự án này đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ kinh tế và chiến lược ngày càng khăng khít giữa hai quốc gia.

Đáng chú ý, Gautam Adani, một trong những tỷ phú có ảnh hưởng nhất Ấn Độ, đã công bố dự định đầu tư 2 tỷ USD xây dựng cảng Liên Chiểu tại Đà Nẵng. Cảng này sẽ không chỉ góp phần cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng hàng hải của Việt Nam mà còn đóng vai trò là nút quan trọng trong chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Khoản đầu tư phù hợp với mục tiêu chiến lược của Việt Nam là trở thành trung tâm logistics ở Đông Nam Á.

Ngoài việc phát triển cảng, Tập đoàn Adani còn bày tỏ quan tâm đến việc tham gia vào giai đoạn 2 của sân bay quốc tế Long Thành và mở rộng sân bay Chu Lai. Bên cạnh đó, tập đoàn cũng mong muốn được triển khai hoạt động đầu tư năng lượng tại Bình Thuận, cụ thể là dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 3, với tổng vốn đầu tư dự kiến đạt 2,8 tỷ USD. 

Không chỉ riêng Tập đoàn Adani, một số các tập đoàn Ấn Độ khác, đặc biệt trong lĩnh vực dược phẩm cũng bày tỏ mong muốn đầu tư vào Việt Nam. Một trong những đề xuất đáng chú ý đó là dự án của BDR Pharmaceuticals, tập đoàn dược phẩm hàng đầu Ấn Độ. Theo đó, Tập đoàn đặt mục tiêu thành lập cơ sở sản xuất thuốc điều trị ung thư tại Việt Nam.

Ngoài ra, SMS Pharmaceuticals, một trong những doanh nghiệp sản xuất dược phẩm lớn nhất Ấn Độ, đã đề xuất phát triển Khu công nghiệp Dược phẩm công nghệ cao tại khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa) với số vốn đầu tư khoảng 200 triệu USD trong giai đoạn 1 và sẽ thúc đẩy, thu hút tổng vốn đầu tư khoảng 4-5 tỷ USD trong hơn 10 năm tới. Mục tiêu sản xuất các sản phẩm hướng tới thị trường Hoa Kỳ và châu Âu.

Một tương lai tươi sáng phía trước

Theo Tiến sĩ Majo George, giảng viên cấp cao ngành Quản trị chuỗi cung ứng và logistics, Đại học RMIT Việt Nam, mối quan hệ hợp tác ngày càng sâu rộng giữa Ấn Độ và Việt Nam không phải là một hiện tượng mới mà là sự tiếp nối quan hệ lịch sử lâu đời. 

Việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2016 đã củng cố hơn nữa mối quan hệ này, thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm giáo dục, khoa học và công nghệ và quốc phòng. Tiến sĩ Majo George cho hay, dòng vốn đầu tư và công nghệ của Ấn Độ sẽ không chỉ hỗ trợ cơ sở hạ tầng của Việt Nam mà còn mở đường cho việc chuyển giao kiến thức, phát triển kỹ năng và đổi mới.

"Trong bối cảnh Việt Nam đang tìm cách đa dạng hóa nền kinh tế và giảm sự phụ thuộc vào các lĩnh vực kinh tế truyền thống, chuyên môn và kinh nghiệm của doanh nghiệp Ấn Độ có thể đóng vai trò then chốt trong quá trình chuyển đổi này", vị tiến sĩ đánh giá.

Trên cơ sở đó, theo ông Majo George, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội to lớn để tận dụng những khoản đầu tư hiện tại và tương lai từ Ấn Độ. Để tham gia một cách hiệu quả vào chuỗi giá trị và hệ sinh thái do doanh nghiệp Ấn Độ thiết lập, theo vị chuyên gia, doanh nghiệp Việt Nam nên chủ động tham gia liên doanh và liên minh chiến lược với doanh nghiệp Ấn Độ trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cơ sở hạ tầng, dược phẩm, nghiên cứu và phát triển (R&D), công nghệ v.v. 

"Hợp tác này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển giao công nghệ, cải thiện hiệu quả hoạt động và tiếp cận các cơ hội thị trường mới", ông Majo George khuyến nghị.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp trong nước có thể tận dụng thế mạnh về sản xuất và dịch vụ của mình để bổ trợ cho hoạt động đầu tư của Ấn Độ. Qua đó, có thể nâng cao chuỗi giá trị tổng thể bằng cách cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, tiết kiệm chi phí, đặc biệt ở những lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh.

Với tiềm năng thị trường rộng lớn của Ấn Độ, theo ông ông Majo George, các công ty Việt Nam nên tìm hiểu cơ hội xuất khẩu, đặc biệt là trong những lĩnh vực mà họ có lợi thế cạnh tranh. Thiết lập mạng lưới phân phối và quan hệ đối tác ở Ấn Độ có thể mở rộng phạm vi tiếp cận thị trường của doanh nghiệp Việt.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần tập trung vào nâng cao kỹ năng và đào tạo lại lực lượng lao động để đáp ứng nhu cầu của những ngành công nghệ cao, thông qua việc xem xét đầu tư vào các chương trình đào tạo và hội thảo với chuyên gia Ấn Độ để xây dựng năng lực địa phương. Qua đó, đảm bảo doanh nghiệp Việt Nam có thể đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và đổi mới hiệu quả, đặc biệt trong phát triển cơ sở hạ tầng và dược phẩm.

"Thông qua những nỗ lực chủ động như vậy, doanh nghiệp Việt Nam có thể gia nhập chuỗi giá trị mới, đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng và tăng cường quan hệ kinh tế với Ấn Độ. Nhìn chung, việc các tập đoàn Ấn Độ tiến vào thị trường Việt Nam đánh dấu một mốc quan trọng trong quan hệ song phương", vị chuyên gia nhấn mạnh.

Source: cafef.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - 'Kỳ tích' kinh doanh của AEON trong giai đoạn khó khăn như hiện tại, đang tạo rất nhiều cảm hứng cho các đồng hương Nhật Bản khác quyết tâm chinh phục thị trường Việt Nam. Trong năm 2024, MUJI sắp chạm đến con số 13 cửa hàng, UNIQLO là...
1 tháng trước - Hơn 5 triệu lượt khách ghé thăm trong 6 tháng đầu năm, loạt cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội cùng lượng tìm kiếm BĐS vượt đỉnh, bộ sưu tập trải nghiệm tinh hoa của tòa tháp "hạng Nhất" thuộc quần thể Sun Symphony Residence soi bóng...
1 tháng trước - Khi thị trường bất động sản bước vào thời kỳ tăng tốc sau khúc quanh chông gai, các dự án mang thương hiệu Vinhomes càng được giới đầu tư và khách hàng săn đón bởi sở hữu tiêu chuẩn kép: vừa là nơi an cư lý tưởng, vừa có tiềm năng tăng...
1 tuần trước - Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào VN tiếp tục tăng và có những thay đổi khá tích cực, đó là vốn đầu tư mới, đầu tư mở rộng tăng mạnh.
1 tháng trước - Trong bức tranh sôi động và đầy màu sắc của thị trường bán lẻ Việt Nam, Grand World như một điểm sáng thu hút sự chú ý của cả người tiêu dùng lẫn các thương hiệu lớn.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Mới đây, kênh TikTok chính thức của Đảng Dân chủ đã công khai sử dụng bài hát New Woman của Lisa (BLACKPINK) làm nhạc nền cho video tranh cử của bà...
1 giờ trước - Ngày 17/9, Tập đoàn Sun Group và BrauKon & Camba - Thương hiệu danh tiếng của Đức trong lĩnh vực sản xuất bia - đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, phát triển dòng sản phẩm bia thủ công cao cấp Sun KraftBeer, đồng thời mở rộng mô...
1 giờ trước - Kiểm Toán Nhà nước vừa tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước về công tác cán bộ. Theo đó, 21 lãnh đạo cấp vụ của cơ quan này được điều động, bổ nhiệm chức danh mới.
2 giờ trước - Đây là nhận định của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, ứng viên tổng thống đảng Cộng hoà, xung quanh động thái của Fed.
2 giờ trước - Một người Nhật 59 tuổi cho biết ông chưa từng nghe đến chuyện tàu Shinkansen gặp sự cố tách rời toa trong đời.