ttth247.com

Với vị thế hiện tại, hạ tầng Đại học Quốc gia TP.HCM phải phát triển hơn nữa

Dù là nơi quy tụ nhiều trường đại học nhưng hạ tầng Đại học Quốc gia TP.HCM sau 30 năm vẫn chưa hoàn thiện do vướng mặt bằng, thủ tục. Nhiều bạn đọc cho rằng với vị thế như vậy, khu vực này phải phát triển hơn nữa.

Nhiều bạn đọc bất ngờ trước thông tin dù đã 30 năm trôi qua nhưng hạ tầng của khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG) vẫn còn ngổn ngang. Hàng loạt con đường dẫn vào khu vực này vẫn còn lởm chởm.

30 năm, hạ tầng vẫn chưa thay đổi nhiều

Bạn đọc Anh Vũ bày tỏ: "ĐHQG TP.HCM là nơi tập trung nhiều nhân tài, trí tuệ tương lai của đất nước. 30 năm nhưng hạ tầng nơi đây vẫn chưa có nhiều thay đổi".

Bạn đọc Liêm chia sẻ, ĐHQG có nhiều cơ sở hạ tầngxuống cấp. Nhà dân lụp xụp xen kẽ với các trường đại học, ký túc xá. Việc giải phóng và bàn giao mặt bằng, cơ quan chức năng cần phải hỗ trợ ĐHQG vì cơ sở giáo dục không thể tự làm được.

Sau gần 20 năm trở lại ĐHQG, bạn đọc Nghị nhận thấy một số khu vực vốn quen thuộc với thế hệ sinh viên ngày xưa đã được giải tỏa hết. Tuy nhiên, bạn đọc này cho rằng chất lượng hạ tầng của làng đại học không thay đổi nhiều và vẫn còn nhiều nhà tạm, lụp xụp.

"Con đường đất cạnh Đại học An ninh nhân dân dẫn đến Đại học Công nghệ thông tin (nằm song song với xa lộ Hà Nội) ngày xưa ô tô có thể chạy. Đến nay, cả con đường bị nhà cửa lấn chiếm, không thể đi lại được.

Những con đường xung quanh Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Khoa học Tự nhiên vẫn như cũ, chưa cải thiện.

Còn Đại học Kinh tế - Luật lại nằm sau các bãi container, xưởng máy móc nông cụ, nếu không để ý thì người lạ đến cũng không biết đường đi vào", bạn đọc Nghị nói.

Dù còn nhiều điểm về mặt hạ tầng chưa được hoàn thiện nhưng theo bạn đọc Nghị, tình hình an ninh trật tự tại ĐHQG đã thay đổi đáng kể, an toàn hơn trước.

Bên cạnh đó, những ngôi trường có danh tiếng lâu đời được xây dựng và thiết kế khang trang, hiện đại hơn nhiều.

Sớm giải quyết khó khăn trước mắt

Bạn đọc Trần Thanh Nam chia sẻ vấn đề căn cơ cho câu chuyện quy hoạch ĐHQG là do vướng thủ tục pháp lý. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng chưa quyết liệt giải phóng mặt bằng. Ngoài những hộ dân ở đây lâu năm thì những năm gần đây cũng xuất hiện tình trạng các hộ dân khác đến lấn chiếm, xây dựng trái phép.

Đã từng có bốn năm theo học và gắn bó với làng đại học, chị Quỳnh Anh (30 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) kỳ vọng nơi đây sẽ phát triển hơn nữa mới tương xứng với vị thế.

Theo chị Quỳnh Anh, nếu chúng ta chưa thể làm biện pháp căn cơ thì cần giải quyết một vài vấn đề còn tồn đọng trước mắt.

Đầu tiên là vấn đề xả rác bừa bãi ở ĐHQG. Chỉ cần đi vài chục mét là lại có một bãi rác từ nhỏ đến lớn mọc lên. Điều này gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và khiến hình ảnh khu đô thị xấu đi trong mắt mọi người.

Một số tuyến đường chính mà sinh viên, người dân, xe buýt đi lại phải sớm được duy tu, sửa chữa, đảm bảo an toàn giao thông.

Chị Quỳnh Anh cho biết: "Câu chuyện quy hoạch, hoàn thiện hạ tầng ĐHQG có thể sẽ còn kéo dài. Nhưng chỉ cần chính quyền quyết liệt, người dân ý thức hơn và có chính sách rõ ràng thì vấn đề sẽ được gỡ rối dần dần".

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Tôi đang sống ở quần thể chung cư 'Liên Hiệp Quốc' gần cầu Sài Gòn. Chung cư có biệt danh ấy vì nơi đây có hàng trăm cư dân mang hàng chục quốc tịch khác nhau'.
1 tuần trước - Đó là khẳng định của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch WEF Klaus Schwab tại ĐHQG Hà Nội chiều 7-10. Sự kiện kéo dài hơn dự kiến, với những lời khuyên dành cho các bạn trẻ.
1 tuần trước - Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, dự án Đại học Quốc gia TP.HCM đã hình thành diện mạo một đô thị đại học hiện đại đầu tiên của cả nước với các cụm trường, ký túc xá, khu nghiên cứu... khang trang.
1 tuần trước - Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, Đại học Quốc gia TP.HCM đã dần hình thành diện mạo một đô thị đại học hiện đại. Tuy nhiên, hạ tầng nhiều nơi vẫn bị nghẽn, một số mặt bằng bị lấn chiếm trái phép, “lởm chởm da beo”.
2 tuần trước - Các chuyên gia địa chất vừa dựng lại diễn biến thảm họa Làng Nủ, cho thấy 1,6 triệu m³ bùn đất, đá và nước từ đỉnh núi đã ập xuống với tốc độ 20m/s, không thể kịp để 37 hộ dân trốn chạy.
Xem tin bài khác
2 giờ trước - Lào Cai- Hàng trăm người dân ở thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu và xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà đang sống tạm trong lều lán, chờ nhà tái định cư sau sạt lở.
2 giờ trước - Kon Tum- Kẻ gian liên tục lẻn vào vườn nhổ trộm hàng nghìn gốc sâm Ngọc Linh ở huyện Tu Mơ Rông khiến người trồng lo lắng.
3 giờ trước - Lửa từ tầng một nhanh chóng lan lên căn hộ tầng cao của tòa nhà 7 tầng ở quận Sơn Trà, người dân hốt hoảng tìm lối thoát hiểm, tối 18/10.
4 giờ trước - Chiều 18/10, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương (T.Ư) tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
4 giờ trước - Đà Nẵng- Lửa từ tầng một nhanh chóng lan lên căn hộ tầng cao của tòa nhà 7 tầng ở quận Sơn Trà, người dân hốt hoảng tìm lối thoát hiểm, tối 18/10.