ttth247.com

Vốn mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh tăng do phí giải phóng mặt bằng

Sau nhiều lần lên kế hoạch, đến nay dự án mở rộng 1,6km đường Nguyễn Duy Trinh (từ Võ Chí Công đến Nguyễn Thị Tư, TP Thủ Đức) vẫn nằm trên giấy.

Hằng ngày, người dân qua lại đoạn 1,6km đường Nguyễn Duy Trinh trong tâm trạng nơm nớp lo sợ vì mặt đường nhỏ chỉ khoảng 7m nhưng có nhiều xe container, xe tải trọng nặng. 

Thống kê, từ năm 2019 đến cuối năm 2023 có khoảng 21 người tử vong và hàng chục người bị thương do tai nạn giao thông trên đoạn đường này.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, dự án mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh (đoạn 1,6km) đã 3 lần đề xuất thay đổi chủ trương đầu tư (năm 2015 vốn 930 tỉ đồng, năm 2019 vốn 832,2 tỉ đồng, mới đây 1.695 tỉ đồng), nhưng đến nay vẫn chưa thể khởi công xây dựng.

UBND TP Thủ Đức cho biết dự án mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM làm chủ đầu tư, được Sở Giao thông vận tải TP.HCM phê duyệt năm 2019.

Dự án đang tạm ngưng triển khai do tổng mức đầu tư vượt so với dự án được duyệt (nguyên nhân do tăng chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng). Chủ đầu tư đang phối hợp với các sở ngành liên quan để kiến nghị HĐND xem xét điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Liên quan đến việc mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh, đại diện Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết đường Nguyễn Duy Trinh có tổng chiều dài 9,2km (từ đường Nguyễn Thị Định đến đường Nguyễn Xiển), lòng đường 7 - 8m và vỉa hè 1 - 2m.

Lộ giới quy hoạch cơ quan chức năng tính mở rộng là 30m. Trong giai đoạn 2016 - 2020, TP.HCM đã có chủ trương xây dựng nhưng việc cân đối và sắp xếp nguồn vốn rất hạn chế. Giai đoạn 2021 - 2025, trên cơ sở thứ tự ưu tiên phân bổ vốn thì đã chuẩn bị xong để báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

Sở Giao thông vận tải TP.HCM đang trình cơ quan chức năng để trình HĐND TP.HCM kế hoạch đầu tư, mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh. Đến giai đoạn 2026 - 2030, sẽ hoàn thiện giải phóng mặt bằng để xây dựng.

"Đường Nguyễn Duy Trinh được đầu tư làm bằng vốn nhà nước để đẩy nhanh thời gian triển khai làm dự án. Vì nếu làm theo hình thức khác, như hình thức BOT sẽ phát sinh thu phí; phải lựa chọn nhà đầu tư, tính toán thời gian làm dự án 2 năm. 

Còn hiện tại, giai đoạn 2026 - 2030, nếu chuẩn bị tốt, chúng ta sẽ làm được ngay dự án", vị đại diện nói.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Suốt nhiều năm qua, việc đi lại trên đường Nguyễn Duy Trinh đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người dân (đặc biệt tại đoạn 1,6km từ Võ Chí Công đến Nguyễn Thị Tư).
1 tháng trước - Các sở ngành, đơn vị liên quan được giao sớm hoàn thiện hồ sơ, phê duyệt dự án mở rộng đường Đỗ Xuân Hợp (TP Thủ Đức) trong tháng 8 để đồng bộ với cầu Nam Lý.
1 tháng trước - Sau nhiều năm chậm trễ vì thiếu vốn, vướng mặt bằng, đường Nguyễn Thị Định, Đỗ Xuân Hợp, Chu Văn An… được mở rộng giúp giảm kẹt xe, chỉnh trang đô thị.
1 tháng trước - Dự án bờ bắc kênh Đôi quận 8 tăng vốn từ 4.930 tỉ đồng lên 7.415 tỉ đồng khi áp dụng Luật Đất đai mới, tương đương mức tăng hơn 50%.
1 tháng trước - TP HCM- Tiền đền bù, tái định cư cho hơn 1.600 hộ thuộc dự án cải tạo bờ bắc kênh Đôi, quận 8, tăng từ 3.583 tỷ đồng lên hơn 6.000 tỷ khi áp dụng giá đất mới.
Xem tin bài khác
1 phút trước - Theo chuyên gia khí tượng, do hoàn lưu của bão số 4 kết hợp với gió mùa tây nam mạnh nên ngoài khu vực bão đổ bộ, các khu vực như Tây nguyên, miền Nam vẫn chịu ảnh hưởng.
1 phút trước - Ngày 18.9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam
1 phút trước - Một người dân ở Bình Định phát hiện 2 con tê tê quý hiếm đang nằm trong hốc cây ở sau nhà liền bắt lại, giao nộp cho kiểm lâm.
1 phút trước - Do ảnh hưởng của bão số 4, Cảng hàng không Đồng Hới (Quảng Bình) đã cho tạm dừng khai thác các chuyến bay từ 15 giờ đến 22 giờ ngày hôm nay 19.9.
2 phút trước - Ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở TT-TT TP.HCM, cho biết trong giai đoạn 2024 - 2026, TP.HCM xác định 4 định hướng lớn, gồm: đưa nền hành chính, quản trị thực thi hoạt động trên nền tảng số; chuyển đổi số các ngành; xây dựng giải pháp, dịch...