ttth247.com

Vườn phật thủ ven sông Hồng tiêu điều sau cơn bão lịch sử

Thời điểm này năm ngoái, cây phật thủ đã bắt đầu cho quả non, chuẩn bị cho đợt tết Âm lịch. Anh Nguyễn Khắc Dũng (trú tại xã Đắc Sở, H.Hoài Đức, Hà Nội) cho biết gia đình anh có 4 mẫu đất canh tác tại bãi Bồng Bá, xã Hồng Hà, H.Đan Phượng, với hơn 1.000 cây phật thủ. Ước tính giá trị đầu tư cho vườn cây khoảng 1 tỉ đồng, dự tính tết đến sẽ thu về gấp đôi.

Vườn phật thủ ven sông Hồng tiêu điều sau cơn bão lịch sử- Ảnh 1.

Những cây phật thủ rụng hết lá sau khi ngâm nước nhiều ngày

Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, nước sông Hồng dâng cao, khiến vườn phật thủ nhà anh Dũng thiệt hại nặng nề, gần như mất trắng. "Ngập lụt làm hoa, quả cây phật thủ hỏng hết. Cành thì khô, qua ngập thì tôi thấy nó bật được mầm thôi, cũng chưa biết liệu có sống được không", anh Dũng cho biết.

Không riêng gia đình anh Dũng, hàng trăm hộ trồng phật thủ tại các bãi bồi ven sông Hồng cùng chung cảnh đau xót khi chứng kiến công sức chăm bẵm cây trồng thành công cốc. Theo người dân, để cây phật thủ cho quả cần mất ít nhất 3 năm chăm bón. Vào vụ, mỗi cây sẽ thu được từ 1,5 triệu đồng đến 2 triệu đồng. Sau bão, để phục hồi cây sẽ mất rất nhiều thời gian, ước tính 4 - 5 tháng.

Vườn phật thủ ven sông Hồng tiêu điều sau cơn bão lịch sử- Ảnh 2.

Người dân chặt những cành khô để cây phật thủ nhanh hồi phục

ẢNH; ĐÌNH HUY

Với cây phật thủ, đã mất là mất trắng. Muốn trồng lại mới, người dân buộc phải tìm vùng đất mới. Nhưng loại cây này chỉ thích hợp với vùng bãi bồi, mà quanh khu vực huyện đã được người dân khai thác triệt để. Trong khi đó, vì phật thủ cho giá trị kinh tế tương đối cao, nên người dân đầu tư khá mạnh vào trồng loại cây này, nay một trận bão đi qua quét sạch khu vườn, chỉ còn lại nỗi lo "trắng tay" của bà con.

Ông Nguyễn Văn Cam (48 tuổi), dù đã có 10 năm kinh nghiệm trồng phật thủ cũng đành lắc đầu bất lực. Ông ước tính thiệt hại hơn 1 tỉ đồng cho 500 gốc phật thủ sau thiên tai. "Nước ngập hơn 3 m, trong khoảng 4 - 5 ngày, bà con nói với nhau: "Thôi mất tất rồi, không còn gì nữa rồi"", ông Cam nhớ lại.

Vườn phật thủ ven sông Hồng tiêu điều sau cơn bão lịch sử- Ảnh 3.

Người dân bới đất kiểm tra rễ, dựng lại cây xiêu vẹo

ẢNH; ĐÌNH HUY

Sau khi nước rút, nhiều hộ dân cố gắng tỉa tót, xới đất để cây phục hồi, dù biết trước tỷ lệ không cao. "Cứu cây tốn nhiều tiền lắm. Khả năng sống của cây bây giờ chỉ được 60%. Nếu sống cũng không được đẹp như trước, bởi bộ rễ của cây ngập úng hết rồi. Giờ chỉ biết cố gắng phục hồi xem có thu được về chút nào không thôi", ông Cam chia sẻ.

Anh Dũng cũng tìm cách "cấp cứu" cho vườn phật thủ. Chưa từng trải qua cảnh ngập lụt lớn như này bao giờ, anh và bà con nhà vườn phải tự tìm hiểu kiến thức nông nghiệp từ người dân miền khác, từng có kinh nghiệm chống ngập úng. Anh cho biết: "Sau khi ngập lụt, họ làm gì thì mình làm theo. Thứ nhất, cắt tỉa cành hỏng, cành thối. Thứ hai, phá váng, bỏ lớp đất phù sa đi để gốc thoáng, rồi xử lý nấm. Cần đợi thêm thời gian xem cây có sống lại không để xử lý thêm các công đoạn khác…".

Vườn phật thủ ven sông Hồng tiêu điều sau cơn bão lịch sử- Ảnh 4.

Mẹ anh Nguyễn Khắc Dũng xót xa cầm những quả phật thủ sắp đến mùa thu hoạch bị hỏng

ẢNH: ĐÌNH HUY

Cây phật thủ khó chăm, khó trồng lại đòi hỏi nguồn vốn lớn. Đa phần bà con vay ngân hàng để đầu tư, giờ đây mất trắng khiến họ đối diện với nhiều nỗi lo. Bà Vũ Thị Dung (60 tuổi), cũng ở Đắc Sở lên Đan Phượng thuê đất làm nông. Nhà bà đầu tư 700 gốc phật thủ, đối mặt với tình trạng mất cả gốc lẫn lãi.

"Bà con chúng tôi làm vườn dường như đều phải vay, không vay nhiều thì vay ít. Vay 400 - 500 triệu để đầu tư cái vườn này, giờ mất trắng bà con không biết lấy tiền đâu để trả ngân hàng. Khổ lắm nhưng không biết làm thế nào được", bà Dung thở dài.

Các hộ dân trồng phật thủ bị thiệt hại do bão số 3 đều mong muốn chính quyền tạo điều kiện, hỗ trợ người dân mức lãi suất ưu đãi để họ yên tâm phục hồi sản xuất.

"Thiệt hại ước tính là quá lớn, sổ đỏ cầm cố ngân hàng hết rồi, lãi thì mất trắng. Không có tiền trả ngân hàng và đóng lãi. Giờ bắt tay vào làm lại thì không biết bao giờ mới hoàn được", anh Dũng nghẹn ngào.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Cơn bão mạnh nhất 30 năm - Yagi - đi qua Việt Nam trong 15 năm giờ, để lại chuỗi thiên tai kéo dài và những mất mát không thể hàn gắn với nhiều người.
1 tuần trước - Từ chỗ chỉ có cầu Long Biên (xây năm 1898, đi vào sử dụng năm 1903), giờ đây Hà Nội đã có thêm 8 cây cầu bắc qua sông Hồng, gồm: Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Văn Lang, Trung Hà; trong đó, 6 cầu ở...
1 tuần trước - Sáng 10-10, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô (10-10-1954 - 10-10-2024).
1 tuần trước - Đó là nhận định của ông Mai Hùng Dũng, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Dương, tại hội thảo 'Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững' do Báo Thanh Niên phối hợp với UBND tỉnh Bình Dương tổ chức vào ngày 8.10.
3 tuần trước - Tiếng mưa lộp độp vang lên từ rừng cọ. “Có mưa, chắc sẽ mưa to”, tiếng người lao xao ngay trước điểm trường Làng Nủ. Hàng đêm, mọi người cứ bàn luận “tối ngủ tại trường học hay về nhà?”. Người Làng Nủ vẫn chưa hết sợ. Thôn Làng Nủ là một...
Xem tin bài khác
4 phút trước - Vì lợi nhuận mà nhiều cơ sở, nhiều người bất chấp khám chữa bệnh chui, vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.
4 phút trước - Nhiều dự án bên trong Khu Công nghệ cao TP.HCM đang vướng mắc về thủ tục gia hạn sử dụng đất, quy hoạch xây dựng tầng hầm.
5 phút trước - Tin tức thời tiết hôm nay 19.10.2024, theo dự báo, từ hôm nay, miền Bắc sẽ đón gió mùa đông bắc. Trong khi đó, Biển Đông sẽ có bão hoặc áp thấp nhiệt đới vào tuần sau.
35 phút trước - Hôm nay 19-10, thời tiết Nam Bộ vẫn duy trì mưa to vào chiều tối đến đêm; Bắc Bộ mưa rào và có sương mù nhẹ buổi sáng.
4 giờ trước - Lào Cai- Hàng trăm người dân ở thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu và xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà đang sống tạm trong lều lán, chờ nhà tái định cư sau sạt lở.