ttth247.com

WHO họp khẩn vì bệnh đậu mùa khỉ

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa quyết định triệu tập một cuộc họp khẩn để thảo luận về dịch đậu mùa khỉ đang lây lan mạnh.

Thông báo được Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra ngày 7/8, trong bối cảnh dịch bùng phát tại Cộng hòa Dân chủ Congo. Quốc gia này ghi nhận 27.000 ca mắc và 1.100 người tử vong từ đầu năm đến nay, trong đó có nhiều trẻ em. Số ca bệnh đã tăng vọt từ tháng 9 năm ngoái, được xác định do một chủng đậu mùa khỉ mới, có tỷ lệ lây lan và gây tử vong nhiều hơn chủng cũ.

"Trước tình hình đậu mùa khỉ lây lan ra ngoài Congo, có nguy cơ truyền nhiễm trên toàn cầu, tôi quyết định triệu tập một Ủy ban Khẩn cấp để thảo luận liệu đợt bùng phát này có phải là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu hay không", ông Tedros cho biết.

Đây là báo động cao nhất được WHO phát đi. Cuộc họp sẽ diễn ra "sớm nhất có thể", nhưng vẫn chưa ấn định ngày cụ thể.

Virus đậu mùa khỉ (màu cam) lây nhiễm vào các tế bào. Ảnh: NIAID

Virus đậu mùa khỉ (màu cam) lây nhiễm vào các tế bào. Ảnh: NIAID

Tuần trước, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi cho biết 10 quốc gia đã ghi nhận ca nhiễm đậu mùa khỉ. Trong đó, Cộng hòa Dân chủ Congo chiếm hơn 96% tổng số ca bệnh. Số ca mắc đã tăng 160% trong năm nay, số trường hợp tử vong tăng 19%. Bệnh cũng đặc biệt phổ biến ở người trẻ tuổi.

WHO từng tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu năm 2022, sau khi bệnh lây lan sang hơn 70 quốc gia. Các nước phát triển đã có vaccine hiệu quả ngăn ngừa căn bệnh, nhưng những nước thu nhập thấp không thể tiếp cận nguồn cung một cách đầy đủ, khiến căn bệnh khó được xóa bỏ hoàn toàn.

Từ 2021-2023, thế giới ghi nhận 92.000 ca nhiễm và 167 trường hợp tử vong vì căn bệnh, chủ yếu liên quan người nam quan hệ tình dục đồng giới và người có nhiều bạn tình. Các ca nhiễm ban đầu tập trung ở Mỹ và một số nước châu Âu, khiến cơ quan y tế Liên Hợp Quốc phải ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng. Tình trạng này đã được gỡ bỏ vào tháng 5/2022.

Việt Nam phát hiện ca đậu mùa khỉ đầu tiên vào tháng 10/2022. Đến đầu năm nay, Bộ Y tế ghi nhận hơn 68 ca đậu mùa khỉ, 6 người tử vong, phần lớn bệnh nhân tiền sử nhiễm HIV. Từ đó đến nay các địa phương vẫn rải rác ghi nhận người mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Đậu mùa khỉ là bệnh do virus gây ra, lây lan qua tiếp xúc gần, gây ra các triệu chứng giống cúm và nốt mụn chứa đầy mủ. Hầu hết ca bệnh có triệu chứng nhẹ, song có vẫn có thể gây tử vong.

Thục Linh (Theo AP)

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Nhánh Ib của vi rút đậu mùa khỉ được nhận định là chủng mới xuất hiện, lây truyền giữa người với người, liên quan đến quan hệ tình dục.
1 tháng trước - Ngày 14-8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu lần thứ 2 trong vòng 2 năm, vì bệnh đậu mùa khỉ lây lan ở châu Phi.
1 tháng trước - WHO dự kiến triệu tập các chuyên gia để bàn về khả năng ban bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu vì bệnh đậu mùa khỉ.
1 tháng trước - Cơ quan Y tế châu Phi tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ là "tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng" đối với lục địa này, trong bối cảnh ca bệnh tăng nhanh chóng.
1 tháng trước - Ngày 15/8, WHO tuyên bố đợt dịch đậu mùa khỉ ở các nước châu Phi hiện nay là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng (PHEIC).
Xem tin bài khác
15 phút trước - Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và cột sống Hoàn Mỹ, Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ vừa tổ chức hội thảo “Thay khớp háng ca khó, hội chẩn cùng chuyên gia”.
15 phút trước - Hà Nội- Anh Nam, 42 tuổi, sốt cao, đau đầu, mệt, uống thuốc paracetamol hạ sốt, một tuần sau bệnh nặng vào viện bác sĩ chẩn đoán tổn thương phổi, tăng men gan.
15 phút trước - Theo PGS Nguyễn Quang, chủ tịch Hội Y học giới tính Việt Nam, xác định lại giới tính là một việc làm mang tính nhân văn, bảo đảm mỗi người được sống đúng với giới tính của mình.
45 phút trước - Anh Đ.P.D (29 tuổi, ngụ TP.HCM) làm việc tại một xưởng in, vài tháng gần đây anh cảm thấy cột sống bị đau thắt, trong một lần đang đứng thì bất ngờ ngã quỵ xuống đất.
45 phút trước - Mốc 2 tháng tuổi là thời điểm vàng bé cần được tiêm ngừa vaccine 6 trong 1 để phòng 6 bệnh nguy hiểm là bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh do vi khuẩn Hib. Để bé được bảo vệ sớm và tối ưu nhất, ba mẹ đừng trì hoãn hoặc...