ttth247.com

Xuất hiện 5 ổ dịch sởi trong trường học, nguy cơ lây lan rộng

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM ghi nhận 5 ổ dịch sởi tại 5 trường tiểu học ở quận 7, Bình Chánh, Tân Phú, TP Thủ Đức, cảnh báo nguy cơ bùng dịch trong trường học.

Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM Lê Hồng Nga cho biết như trên trong cuộc họp giao ban về phòng chống dịch sởi tại UBND TP HCM, sáng 11/9.

Các ổ dịch sởi đều phát sinh trong trường tiểu học kể từ ngày khai giảng đến nay. Trong đó, trường Phạm Hữu Lầu, phường Phú Mỹ, quận 7, ghi nhận 4 ca. Huyện Bình Chánh xuất hiện hai ổ dịch tại trường Huỳnh Văn Bánh (xã Vĩnh Lộc A) 3 ca, và trường Lại Hùng Cường (xã Vĩnh Lộc B) 2 ca. Trường Võ Thị Sáu ở phường Phú Thạnh, quận Tân Phú ghi nhận 2 ca và trường Nguyễn Văn Tây, phường Bình Chiểu, TP Thủ Đức xuất hiện 3 ca.

"Hầu hết học sinh mắc sởi chưa tiêm đủ mũi vaccine", bác sĩ Nga nói, thêm rằng bệnh sởi lây lan rất nhanh. Trẻ đi học trở lại sau kỳ nghỉ hè, tiếp xúc nhiều, tỷ lệ tiêm chủng thấp thì khả năng bùng dịch sởi trong trường học rất cao.

Lực lượng y tế địa phương đã kích hoạt quy trình điều tra và xử lý ổ dịch, ngăn bệnh lây lan rộng. Các trường học tổ chức tiêm chủng cho học sinh chưa tiêm đủ hai mũi sởi hoặc chưa rõ tiền sử tiêm chủng. Toàn thành phố đang tập trung tiêm cho nhóm 1-5 tuổi.

Phụ huynh và trẻ chờ trước khi được khám sàng lọc tại điểm tiêm sởi ở trường Tiểu học Phạm Hữu Lầu, quận 7, được tổ chức cuối tuần qua, sau khi trường xuất hiện ổ dịch. Ảnh:

Phụ huynh và trẻ chờ khám sàng lọc tại điểm tiêm sởi ở trường Tiểu học Phạm Hữu Lầu, quận 7, ngày 7/9 sau khi trường xuất hiện ổ dịch. Ảnh: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM

TS.BS Nguyễn Vũ Thượng, Viện phó Pasteur TP HCM, dự báo sẽ tiếp tục phát sinh nhiều ổ dịch trường học, trong bối cảnh học sinh trở lại trường. Do đó, các trường cần triển khai hệ thống giám sát trẻ sốt, báo cáo để cảnh báo ngay, theo dõi sát. Khi học sinh có dấu hiệu phát ban phải tiến hành xử lý ổ dịch ngay.

Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu đề nghị các địa phương tiến hành song song hai việc là vừa tiếp tục rà soát vừa tổ chức tiêm chủng, không đợi đến khi rà soát đủ mới tổ chức. Trên thực tế, số ca sởi đang tiếp tục gia tăng song tiến độ tiêm chủng cho trẻ ở các địa phương còn khá chậm. Có những quận không tổ chức hoặc tổ chức rất ít điểm tiêm chủng tại trường học.

"Ngành giáo dục cần phối hợp triển khai tiêm chủng sởi nhanh hơn nữa trong các trường học", bác sĩ Châu nói, thêm rằng trường ít học sinh có thể gom 2-3 điểm hoặc phối hợp trạm y tế gần trường đưa trẻ đến tiêm. Nếu trường chỉ thông báo và yêu cầu phụ huynh về địa phương tiêm thì sẽ rất khó quản lý.

Bác sĩ Châu cho rằng TP HCM đang trong thời kỳ dịch sởi. Trẻ có triệu chứng lâm sàng như sốt, phát ban, nhà trường và ngành y tế địa phương cần tổ chức xử lý ca bệnh, ổ dịch ngay, không cần đợi đến lúc có kết quả xét nghiệm dương tính mới phòng chống dịch.

Phó chủ tịch UBND TP HCM Trần Thị Diệu Thúy ghi nhận tình hình phát sinh những ổ dịch sởi sau tự tựu trường đã được các chuyên gia y tế tiên liệu. Bà yêu cầu các trường xuất hiện dịch sởi cần tổ chức tiêm ngừa ngay cho cả học sinh lẫn thầy cô giáo và người dân khu vực xung quanh trường.

"Bệnh sởi lây lan nhanh, khi có một ca thì khả năng lây nhiễm ra xung quanh rất lớn", bà Thúy nói, lưu ý những quận huyện địa bàn rộng như TP Thủ Đức, vùng ven cần tăng tốc chủng ngừa.

Lê Phương

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
3 ngày trước - Đồng hành cùng Sở Y tế TP HCM thực hiện chiến dịch tiêm vaccine sởi miễn phí cho trẻ từ ngày 16/9, VNVC với kinh nghiệm tiêm chủng an toàn trong nhiều năm đã đặc biệt chú trọng đến công tác vận chuyển, bảo quản vaccine và an toàn tiêm...
4 ngày trước - Số người chưa tiêm vaccine ngừa sởi cộng dồn sau 4-5 năm lên đến hàng triệu khiến miễn dịch cộng đồng xuống thấp, tạo điều kiện để bệnh lan rộng thành dịch.
1 tháng trước - Nhiều bạn đọc không khỏi lo lắng gửi những câu hỏi đến báo Tuổi Trẻ với nỗi niềm năm học mới đang đến thật gần, làm thế nào để con họ không bị lây bệnh sởi?
1 tháng trước - Số ca mắc bệnh sởi tại TP.HCM đang tăng liên tục từ tháng 5-2024 đến nay. TP.HCM đã có 16 quận, huyện có ca mắc sởi và 3 trẻ tử vong.
1 tháng trước - Sởi lây dữ dội hơn Covid nhưng có thể phòng ngừa nhờ tiêm vaccine nhằm tạo miễn dịch cộng đồng, giữ vệ sinh cá nhân, hạn chế tiếp xúc đông người.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.