ttth247.com

Xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, Việt Nam vẫn chi cả tỉ USD nhập khẩu gạo

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, riêng 8 tháng qua Việt Nam chi gần 850 triệu USD (tăng gần 44% so với năm trước) để nhập khẩu gạo. Nhiều ý kiến cho rằng việc nhập này giúp giảm khả năng tăng giá gạo trong nước.

Gạo nhập giá rẻ hơn gạo nội địa

Ghi nhận thị trường gạo nhập khẩu từ các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm cũng như doanh nghiệp kinh doanh gạo nhập khẩu, đa số thừa nhận thị trường này rất sôi động.

"Gạo Việt Nam xuất khẩu mang màu sắc tươi sáng như thế nào, gạo nhập từ các nước cũng nhộn nhịp tươi sáng như thế đó. Tươi sáng ở đây hiểu là sản lượng càng ngày càng nhiều, chủ yếu gạo 5% tấm và gạo 100% tấm.

Rất nhiều doanh nghiệp quan tâm, thu mua gạo nhập để sản xuất, làm bún, làm bánh, làm thức ăn chăn nuôi..." - ông Nguyễn Long (TP.HCM), một đơn vị trung gian chuyên kinh doanh gạo nhập từ Ấn Độ, cho hay.

Ông Long cho hay nhiều thời điểm gạo Việt Nam xuất khẩu có giá vượt xa gạo Thái Lan và cao hơn gạo Pakistan khoảng 40 USD/tấn. Đặc biệt là gạo xuất khẩu 5% tấm, có lúc đạt gần 580 USD/tấn.

Trong khi đó theo ghi nhận, giá gạo nhập khẩu phổ biến trong khoảng 480 - 500 USD/tấn nếu về đến Việt Nam.

"Khoảng chênh lệch giá là lớn. Doanh nghiệp cần sản xuất bún, bánh hay phụ phẩm khác chẳng hạn, không thể mua gạo trong nước", ông Long giải thích.

Gần đây, nông dân chuyển sang trồng nhiều lúa gạo thơm giá cao. Theo chị Nguyễn Thị Anh, chủ tiệm bún tươi lớn ở TP Quảng Ngãi, mỗi ngày phải dùng 5 tạ gạo để sản xuất 1 tấn bún tươi.

Theo chị Anh, gạo "thường thường" dùng để làm bún được lấy ở một đại lý lớn, càng ngày càng "bất thường" vì giá từ 12.000 đồng/kg tăng vọt 17.000 đồng/kg.

"Trong khi 1kg bún tươi không thể tăng giá 2.000 - 3.000 đồng/kg, tăng là mất khách. Tôi bắt được mối gạo nhập, được chuyển từ TP.HCM ra. Lấy số lượng lớn, giá gạo chỉ 10.000 - 12.000 đồng/kg. Hướng ra để xóa lỗ là... dùng gạo ngoại", chị Anh cho biết.

Chủ một cơ sở sản xuất bún khô xuất khẩu (huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) cũng cho hay qua 20 năm làm nghề, khoảng 5 năm trở lại đây, cơ sở này mua đến 40% loại gạo nhập khẩu.

"Những năm gần đây, nông dân chuyển sang trồng lúa gạo giá cao, còn lúa gạo ở phân khúc trung bình, phổ thông ít dần. Làm bún, phở, bánh tráng chỉ cần gạo dai, nở và giá thấp. Vì thế chúng tôi phải mua gạo nhập để phù hợp, làm ra sản phẩm thu lời nhiều hơn nếu so với mua gạo trong nước" - đại diện cơ sở cho biết.

Giúp giảm khả năng tăng giá gạo

Theo Bộ Công Thương, sản lượng lúa gạo hằng năm của Việt Nam tương đối dồi dào, đảm bảo an ninh lương thực, dự trữ quốc gia và dành một lượng nhất định cho xuất khẩu (khoảng 6 - 6,5 triệu tấn/năm).

Một chủ nhà máy gạo ở tỉnh An Giang, ông P.C.T., cho biết từ năm 2019 Việt Nam bắt đầu và tăng nhập khẩu gạo từ các nước, chủ yếu là Ấn Độ, Myanmar, Pakistan, Campuchia. Điều này không phải là nghịch lý mà hợp lý.

"Nông dân Việt bây giờ chủ yếu trồng gạo thơm, giá trị gia tăng cao. Trong khi để làm bún, bánh, thức ăn chăn nuôi cần gạo có giá mềm, phân khúc thấp. Việt Nam phải nhập gạo tấm từ Ấn Độ hay các nước khác là điều dễ hiểu", chủ nhà máy gạo này nói và cho rằng việc nhập bù lại nguồn cung, vừa duy trì năng lực sản xuất vừa giúp gạo Việt Nam không tăng giá lên rất cao do yếu tố cung cầu.

Với lo ngại doanh nghiệp nhập gạo về để thay tên, gắn mác gạo Việt Nam để xuất khẩu qua các nước, hoặc trà trộn với gạo Việt Nam để sản xuất, theo một số chuyên gia, điều đó chỉ trên lý thuyết vì thực tế thương lái, doanh nghiệp mua bán hay giới chuyên môn nhìn hạt gạo có thể phân biệt.

Hình hạt gạo Ấn Độ, Pakistan rất nhỏ, khoảng 49 - 52mm; còn gạo Việt Nam hình hạt to hơn, khoảng 60 - 70mm.

Theo một lãnh đạo phía Nam, Bộ NN&PTNT thừa nhận Việt Nam xuất khẩu gạo tốp đầu thế giới nhưng Việt Nam cũng phải nhập khẩu.

"Mỗi năm, nước ta nhập từ Campuchia trên 1 triệu tấn gạo để bù đắp trong trường hợp cần thiết. Hoặc nhập gạo từ quốc gia xuất khẩu lớn như Ấn Độ để làm phụ phẩm, thức ăn chăn nuôi, chế biến thực phẩm.

Tuy nhiên, cũng phải nói cho rõ: tuy nhập từ một số quốc gia có thể giá rẻ hơn gạo nội địa nhưng nếu các quốc gia này có cấm xuất khẩu gạo trắng, chẳng hạn như Ấn Độ, vẫn không ảnh hưởng lớn đến gạo phục vụ cho tiêu dùng của Việt Nam. Các vấn đề về an ninh lương thực vẫn đảm bảo", vị này cho hay.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi gần 1 tỉ USD để nhập khẩu gạo, dự báo còn tăng lên 1,3 tỉ USD trong năm nay, khiến không ít người bất ngờ, thậm chí pha lẫn lo lắng!
1 tuần trước - Người Philippines gọi nguồn cung gạo từ Việt Nam là 'suki' - người bán đáng tin cậy. Việt Nam vẫn sẽ là nguồn cung gạo lớn nhất vào thị trường này bất chấp việc Ấn Độ mở kho gạo.
2 ngày trước - Tôi vẫn gọi đùa ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Long, là "người mê heo, mê gạo bất tận", không chỉ vì chủ đề giữa chúng tôi kéo dài từ năm này qua năm khác luôn là heo và gạo mà còn vì sự am hiểu đến kinh ngạc của ông về 2...
6 ngày trước - Giá gạo của hàng loạt đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Pakistan, Ấn Độ… lao dốc mạnh, còn “hạt ngọc” của Việt Nam ổn định và đang đắt đỏ nhất thế giới.
2 tuần trước - Sau hơn 1 năm cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati, Ấn Độ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm này. Ngay lập tức, giá gạo Thái Lan lao dốc về mốc thấp nhất năm, trong khi giá hàng Việt vẫn vững top đầu thế giới.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Bức tranh kết quả kinh doanh quý 3/2024 của nhóm chứng khoán đã được hé lộ tương sối đầy đủ.
1 giờ trước - Các cổ đông sáng lập của công ty đều là những doanh nghiệp trong ngành, trong đó, trong đó nguồn vốn của Nhà nước hiện nay chiếm 31,25 % tổng số vốn điều lệ công ty.
1 giờ trước - BSC cho rằng tăng trưởng lợi nhuận 2025F và định giá ở mức hợp lý sẽ là yếu tố cốt lõi để lựa chọn cổ phiếu.
1 giờ trước - Dòng vốn ngoại liên tiếp bán ròng với cường độ mạnh trên toàn thị trường, giá trị mỗi phiên đều hàng trăm tỷ.
3 giờ trước - Lợi nhuận trước thuế của 19 ‘ông lớn’ nhà nước ước đạt 85.886 tỉ đồng trong 9 tháng đầu năm nay.