ttth247.com

Xuất khẩu gỗ và lâm sản tăng mạnh nhưng nhiều doanh nghiệp Việt bị 'xù nợ'

Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản 7 tháng đầu năm đi các thị trường lớn như: Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu... đều tăng trưởng tốt.

Xuất siêu toàn ngành sau 7 tháng ước đạt 7,86 tỉ USD

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 7 tháng năm 2024, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 9,361 tỉ USD, đạt 61,5% kế hoạch năm, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2023.  

Cụ thể, về thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 7 tháng: Hoa Kỳ đạt 5,019 tỉ USD, tăng 24 %; Trung Quốc đạt 1,22 tỉ USD, tăng 37,92 %; Nhật Bản đạt 949 triệu USD, giảm 2,73%, Hàn Quốc đạt 472 triệu USD, giảm 1%, Châu Âu đạt 555 triệu USD, tăng 22,44 % so với cùng kỳ năm trước.

Từ chiều ngược lại, giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 7 tháng năm 2024 ước đạt 1,5 tỉ USD, tăng 22,3% so với năm 2023. Như vậy, với kết quả trên, xuất siêu của toàn ngành sau 7 tháng ước đạt 7,86 tỉ USD.

Nhiều chuyên gia cho rằng tình hình xuất khẩu của ngành trong 5 tháng cuối năm khả năng sẽ vẫn tốt bởi đơn hàng về đồ nội thất bằng gỗ thường tăng khi thị trường nhà cửa, bước vào giai đoạn sửa sang để đón chào năm mới.

Nhiều doanh nghiệp Việt bị "xù nợ" với giá trị lớn

Tuy vậy, theo nhiều doanh nghiệp, ngành sản xuất đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ vẫn đang và sẽ gặp nhiều thách thức lớn.

Phát biểu tại một hội thảo liên quan đến hoạt động xuất khẩu vào thị trường Mỹ mới đây, đại diện Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương, cho biết thời gian qua nhiều doanh nghiệp Việt bị "xù nợ" với giá trị lớn do không ít đối tác nhập khẩu đồ gỗ tại Mỹ, Châu Âu... lâm vào cảnh thua lỗ và tuyên bố phá sản.

Mấy năm gần đây ngành gỗ Việt Nam có thể bị mất hàng trăm triệu USD vì lý do này.

"Chúng tôi cần sự hỗ trợ từ Nhà nước trong việc giúp doanh nghiệp có chỗ mua bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu, cũng như hỗ trợ tìm hiểu, cảnh báo tình hình tài chính các doanh nghiệp, tập đoàn nhập khẩu, bán lẻ đồ gỗ và lâm sản. Bởi biết được khách hàng nhưng không dễ hiểu hết tình hình tài chính khách hàng, nếu đánh giá mơ hồ thì khi xảy ra rủi ro thiệt hại sẽ rất lớn" vị đại diện hiệp hội nói.

Ngoài ra, việc Mỹ (thị trường nhập khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam) đánh thuế rất cao lên sản phẩm đồ gỗ nhập từ Trung Quốc các năm qua, khiến Trung Quốc tìm cách "thoát" đánh thuế bằng việc gia tăng sản xuất ở các nước, trong đó có Việt Nam.

Điều này khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt ngay tại sân nhà, và có nguy cơ bị vạ lây nếu đồ gỗ Trung Quốc "đội lốt" hàng Việt, hoặc lợi dụng hoạt động đầu tư để núp bóng, nhằm lấy xuất xứ Việt Nam đối với đồ gỗ xuất khẩu sang Mỹ.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 10-8, bà Lê Thị Xuyến, Tổng giám đốc Công ty CP chế biến gỗ Thuận An (Bình Dương), cho biết tín hiệu thị trường xuất khẩu tốt hơn năm ngoái, đơn hàng đi các thị trường chính như Mỹ, Châu Âu... đều tăng. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn nhất định cho ngành, đặc biệt tính bền vững của thị trường chưa cao.

"Giá cước tàu biển neo cao kéo dài khiến giá gỗ nguyên liệu nhập về tăng mạnh, giá thành sản xuất vì thế cũng tăng. Chưa kể ở chiều xuất đi, đối tác cũng gặp khó trong việc tìm những hãng tàu có giá cước cạnh tranh", bà Xuyến nói.

Đồng quan điểm, nhiều chuyên gia cho rằng các thị trường xuất khẩu chính đồ gỗ của Việt Nam như Châu Âu, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản... dù đã tốt lên so với năm ngoái nhưng còn đang tiếp tục đối diện với các khó khăn về kinh tế. 

Ngoài ra, tình hình chính trị thế giới thiếu ổn định cũng ảnh hưởng xấu đến hoạt động xuất khẩu, tiêu dùng.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng xuất khẩu đến hết năm nay, thậm chí quý I/2025, nhưng phải đối mặt với mối lo đơn giá giảm trong bối cảnh chi phí tăng.
2 tuần trước - Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản đều là những “khách ruột” và đang đổ một lượng tiền lớn mua hàng, giúp một thế mạnh Việt Nam thu về gần 11 tỷ USD chỉ trong 8 tháng qua.
6 ngày trước - Nước ta chỉ xuất khẩu gỗ vụn đã thu về gần 2 tỷ USD trong 7 tháng qua. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT chỉ đạo, với diện tích rừng gãy đổ do bão Yagi không thể phục hồi thì phải gom về, cây nhỏ và cành gỗ băm làm dăm gỗ hoặc viên nén để bán.
1 tháng trước - Nhiều thị trường nhập khẩu đang đưa ra các tiêu chuẩn xanh mới ký kết hợp đồng giao thương. Điều này buộc các ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực của Bình Dương như gỗ, dệt may... phải cấp thiết chuyển đổi để thích ứng và tồn tại.
1 tháng trước - Theo Tổng cục Thống kê, xuất nhập khẩu hàng hóa 7 tháng đầu năm đạt 439,88 tỷ USD, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 14,08 tỷ USD. Xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước tăng trưởng ấn tượng Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa...
Xem tin bài khác
2 giờ trước - Dự báo kịch bản tuần giao dịch mới, đa số các chuyên gia đưa ra góc nhìn tích cực về xu hướng của VN-Index.
2 giờ trước - Đứng đầu là Công ty TNHH Một thành viên Nhà máy sản xuất cồn Tùng Lâm với số tiền thuế nợ hơn 110 tỉ đồng; Công ty TNHH Khu đô thị Phú Hội số tiền thuế nợ hơn 81 tỉ đồng.
2 giờ trước - Theo đại diện Masan, thủ tục niêm yết IPO hiện nay còn kéo dài và phức tạp, chưa theo thông lệ quốc tế dẫn đến thị trường IPO Việt Nam còn hạn chế.
2 giờ trước - Từ ngày 26/9, cổ phiếu ITA của Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo bị Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) chuyển từ diện hạn chế giao dịch sang đình chỉ giao dịch.
2 giờ trước - Trong tuần nhiều biến động, diễn biến giá cổ phiếu trên các sàn cũng tương đối phân hoá, nhiều cổ phiếu nổi sóng tăng bốc, song cũng có những mã chịu áp lực bán mạnh.