ttth247.com

12.000 người tử vong mỗi năm do khói cháy rừng

Nghiên cứu mới cho thấy biến đổi khí hậu số vụ cháy rừng toàn cầu tăng lên, gây ra 12.000 ca tử vong mỗi năm do hít phải khói.

Nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Climate Change ngày 21/10. Các nhà khoa học phân tích ảnh hưởng của việc gia tăng phát thải khí nhà kính với cháy rừng, so sánh nó với các hoạt động khác của con người như khai thác đất. Họ chỉ ra rằng biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ tử vong do khói cháy rừng, đặc biệt tại Australia, Nam Mỹ, châu Âu và phía Bắc châu Á.

Trước đó, công trình của Chae Yeon Park thuộc Viện Nghiên cứu Môi trường Quốc gia Nhật Bản thực hiện từ năm 2003 đến năm 20019 cho thấy, biến đổi khí hậu đã làm tăng diện thích cháy rừng toàn cầu gần 16%. Các chuyên gia ước tính gần 100.000 người chết mỗi năm do hít phải khói từ các đám cháy chứa các hạt nhỏ, được gọi là PM2,5, có thể xâm nhập vào phổi và máu

Nghiên cứu chưa chỉ rõ cơ chế khiến biến đổi khí hậu gây ra tình trạng tử vong. Thực tế, nhiệt độ cao và độ ẩm thấp làm tăng nguy cơ hỏa hoạn, song tác động trực tiếp của con người, chẳng hạn phân mảnh rừng và thảo nguyên có thể làm giảm diện tích đốt cháy hoặc ngăn chặn lửa lan nhanh.

Một vụ cháy rừng. Ảnh: WHO

Một vụ cháy rừng. Ảnh: WHO

Để khắc phục vấn đề này, các nhà nghiên cứu xem xét ba mô hình thảm thực vật và hỏa hoạn toàn cầu trong điều kiện khí hậu hiện nay. Họ chỉ ra rằng trong mọi trường hợp, người dân có thể tử vong do hít phải PM2,5 từ cháy rừng. Ở một số khu vực, nguy cơ cháy từng tăng do nhiệt độ cao hoặc độ ẩm thấp. Các nhà khoa học nhận định các quốc gai có thể đang đánh giá thấp mối nguy từ các hạt nhỏ li ti bay ra trong các vụ cháy.

Các tác giả cho biết các ảnh hưởng đến sức khỏe từ cháy rừng có thể bị đánh giá thấp vì "độc tính của các hạt bắt nguồn từ lửa" nghiêm trọng hơn so với các nguồn khác. Theo giáo sư Hilary Bambrick, giám đốc Trung tâm Dịch tễ học và Sức khỏe Dân số Quốc gia tại Đại học Quốc gia Australia, hàng triệu người Australia đã tiếp xúc với không khí ô nhiễm kéo dài từ khói các vụ cháy vào năm 2019 và 2020.

"Điều này đã dẫn đến hàng trăm ca tử vong vào thời điểm đó, có thể để lại hậu quả sức khỏe lâu dài cho nhiều người", Bambrick, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết.

Thục Linh (Theo Guardian)

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tuần trước - Việt Nam ghi nhận hơn 200.000 người tử vong mỗi năm vì bệnh tim mạch, cao nhất trong các bệnh và ngày càng trẻ, tăng 11-13%.
1 tháng trước - TP HCM- Nhiều bệnh nhân lần đầu đến Bệnh viện Thống Nhất khám do bất thường sức khỏe, cũng là lúc nhận tin phải chạy thận suốt đời.
17 giờ trước - Vaccine ngừa Norovirus - tác nhân gây nôn mửa và tiêu chảy, sẽ thử nghiệm giai đoạn ba tại 27 cơ sở y tế của Anh, bắt đầu từ cuối tháng 10.
3 tuần trước - Giữa màn đêm tĩnh lặng, phòng trực Khoa Tim mạch, BV Hồng Ngọc vẫn sáng đèn. Tại đây, mỗi giây đều là cuộc chiến sinh tử, nơi các bác sĩ không chỉ cứu sống những trái tim lỗi nhịp mà còn đối mặt với thử thách khắc nghiệt nhất của nghề y.
1 tháng trước - TP HCM- Anh Trọng Thức, 43 tuổi, vừa chăm mẹ suy thận giai đoạn cuối vừa liên hệ nhiều bệnh viện tìm suất chạy thận, song một tháng qua chưa nơi nào nhận.
Xem tin bài khác
38 phút trước - TP HCM- Bà Vàng, 63 tuổi, có u cứng cỡ hạt đậu ở ngực trái, bác sĩ chẩn đoán ung thư vú giai đoạn 0, được điều trị khỏi.
38 phút trước - Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, trong đó có bệnh viêm màng não do virus.
44 phút trước - Thịt, cá là nhóm dinh dưỡng quan trọng để phát triển cơ thể, nhưng ăn nhiều chất đạm không chỉ gây hại cho gan, tim, thận mà còn gây loãng xương, tăng cholesterol máu và sinh u. Vậy ăn thế nào cho đúng?
1 giờ trước - TP HCM- Bé Trang, 7 tuổi, vô tình nuốt đồng xu gây nôn, đau bụng âm ỉ kéo dài hai tuần, được bác sĩ nội soi tiêu hóa gây mê lấy dị vật ngay trong ngày.
1 giờ trước - TP HCM- Chị Hường, 42 tuổi, thường xuyên bị táo bón, đau lưng, nặng bụng do có hơn 25 khối u lớn gây biến dạng tử cung.