ttth247.com

3 trẻ em mắc bệnh sởi ở TP.HCM tử vong, số ca sởi đang tăng nhanh

Thông tin từ Sở Y tế TP.HCM ngày 11-8, trong đợt dịch này các bệnh viện của TP ghi nhận có đến 3 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi.

3 ca mắc bệnh sởi đã tử vong trong tháng 6

Trường hợp thứ nhất là bé gái 3 tuổi, có bệnh nền suy giảm miễn dịch thể giảm kháng thể, chậm phát triển tâm vận, suy dinh dưỡng, bé chưa được tiêm chủng vắc xin sởi.

Trường hợp thứ 2 là bé gái 4 tháng tuổi, bị hội chứng Cushing, tăng tuyến thượng thận, chưa đủ tuổi tiêm chủng.

Trường hợp thứ ba là bé trai 7 tuổi, bị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho đã ghép tủy, suy tim và suy thận mạn, đã tiêm chủng 2 mũi vắc xin sởi.

Cả 3 trẻ này đều mắc những bệnh lý mạn tính, dẫn đến biến chứng nặng khi mắc bệnh sởi và đã tử vong dù được tích cực điều trị.

Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM (HCDC), 3 ca này tử vong trong tháng 6. Số ca mắc bệnh sởi bắt đầu tăng từ cuối tháng 5 đến nay và tuần gần nhất đã có đến 60 ca sốt phát ban nghi mắc sởi/tuần.

Theo thống kê của Viện Pasteur TP.HCM, đến hết ngày 28-7, toàn khu vực có 1.147 trường hợp sốt phát ban nghi sởi được báo cáo, trong đó có 481 ca có xét nghiệm dương tính (ca xác định); số ca sốt phát ban nghi sởi tăng gấp 5,5 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Còn theo báo cáo từ các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM, tính đến ngày 4-8-2024 đã có 505 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó có 262 ca xét nghiệm dương tính, hơn 50% là các ca bệnh ở tỉnh thành khác đến khám và điều trị tại thành phố.

Chỉ tính riêng các trường hợp có địa chỉ tại TP.HCM, có 201 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó 116 ca xét nghiệm dương tính.

Trong khi đó từ năm 2021 đến năm 2023 cả TP chỉ có một ca xét nghiệm dương tính. Hiện toàn thành phố đã có 48 phường, xã trên 14 quận, huyện có ca bệnh sởi xác định, 8 quận, huyện có từ 2 phường xã trở lên có ca bệnh.

Trong 116 ca xác định có 27,6% là trẻ dưới 9 tháng tuổi, 78,4% là trẻ dưới 5 tuổi. Số bệnh nhân chưa tiêm chủng hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi chiếm đến 66% và có đến 30% không rõ tiền sử tiêm chủng.

Bệnh sởi chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi

Theo Sở Y tế TP.HCM, bệnh sởi là bệnhtruyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do vi rút sởi gây nên.

Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc và phát ban, có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc, tiêu chảy.... có thể gây tử vong.

Bệnh sởi cũng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, có thể khiến cơ thể "quên" cách tự đề kháng trước các bệnh nhiễm trùng và làm trẻ bệnh trở nên yếu ớt, dễ bị bệnh. Trẻ nhỏ chưa tiêm chủng, trẻ suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai và người bị suy yếu hệ thống miễn dịch là những người có nguy cơ biến chứng nặng nếu mắc bệnh sởi.

Mọi người đều có thể mắc bệnh sởi, tuy nhiên bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Những trẻ không được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ là đối tượng đầu tiên của bệnh sởi và trở thành "cầu nối" lây nhiễm cho những người xung quanh, bao gồm người lớn chưa được chủng ngừa sởi trước đây, trẻ nhỏ chưa đến tuổi chỉ định tiêm ngừa sởi và cả những người đã tiêm ngừa đủ 2 mũi.

Chỉ khi tỉ lệ miễn dịch trong cộng đồng đạt trên 95% với 2 liều vắc xin, dịch bệnh sởi mới có thể được kiểm soát.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Bộ Y tế đề nghị TP HCM khẩn trương chuẩn bị các nguồn lực ứng phó với dịch sởi trước bối cảnh bệnh diễn biến phức tạp.
1 tháng trước - TP.HCM ghi nhận ba trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi và cả ba bệnh nhân đều mắc những bệnh lý mạn tính dẫn đến biến chứng nặng. 
1 tháng trước - Số ca mắc bệnh sởi tại TP.HCM đang tăng liên tục từ tháng 5-2024 đến nay. TP.HCM đã có 16 quận, huyện có ca mắc sởi và 3 trẻ tử vong.
1 tháng trước - Trẻ miễn dịch yếu, có bệnh nền, chưa tiêm chủng, nguy cơ lây nhiễm cao khi tiếp xúc bệnh nhân sởi hoặc chạm vào sàn nhà, bề mặt chứa virus sởi.
1 tháng trước - Sở Y tế TP.HCM cho biết đã kiến nghị UBND TP.HCM công bố dịch sởi trong bối cảnh số ca sởi tăng nhanh và đã có 3 trẻ mắc bệnh sởi tử vong.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
4 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.
4 giờ trước - Mùa thu tới, sự thay đổi nhiệt độ làm kích hoạt các đợt viêm da, khiến bé mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Và thật bất ngờ, chính 5 loại lá tưởng siêu bình thường này lại có tác dụng giúp dịu da bé nhanh chóng mà không phải ai cũng biết.
4 giờ trước - TP HCM- Chàng trai 29 tuổi đau lưng nhiều, tê yếu chân phải, có lúc đang đứng thì ngã sụp xuống đất do thoát vị đĩa đệm hai tầng rất nặng, gây hẹp ống sống.
4 giờ trước - Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu không nên tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có tính axit, chứa caffein và cay để tránh tình trạng nặng hơn.