ttth247.com

35 triệu đàn ông ế vợ, Trung Quốc tranh cãi việc 'nhập khẩu cô dâu'

Theo SCMP , một học giả tại đại học danh tiếng ở Trung Quốc đề xuất thúc đẩy hôn nhân quốc tế như giải pháp cho gần 35 triệu đàn ông ế vợ ở nước này đã gây ra phản ứng dữ dội trên mạng xã hội.

35 triệu đàn ông ế vợ, Trung Quốc tranh cãi việc 'nhập khẩu cô dâu'- Ảnh 1.

Trung Quốc tranh cãi ý tưởng "nhập khẩu cô dâu" giải quyết tình trạng 35 triệu đàn ông ế vợ. (Ảnh: Shutterstock)

Điều tra Dân số Quốc gia lần thứ bảy của Trung Quốc năm 2020 chỉ ra rằng thách thức về nhân khẩu học bắt nguồn từ nhiều thập kỷ áp dụng chính sách một con của Trung Quốc, khiến tỷ lệ giới tính bị lệch và dẫn đến tình trạng dư thừa 34,9 triệu nam giới so với nữ giới.

Báo cáo đầu năm nay từ Viện Nghiên cứu Nông thôn Trung Quốc thuộc Đại học Sư phạm Trung ương Trung Quốc nêu chi tiết về những khó khăn ngày càng tăng mà các thanh niên ở nông thôn phải đối mặt trong việc tìm kiếm bạn đời trong thập kỷ qua.

Báo cáo cho biết nguyên nhân chính là tiền thách cưới cao và sự khắt khe trong việc công nhận hôn nhân truyền thống (bao gồm việc công nhận các phong tục, nghi lễ, và quy tắc của một cộng đồng hoặc văn hóa cụ thể trong hôn nhân).

Phó giáo sư Ding Changfa tại Đại học Hạ Môn khuyến nghị nên tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc hôn nhân quốc tế và "nhập khẩu cô dâu" nước ngoài.

Ông Ding gợi ý đàn ông Trung Quốc có thể cân nhắc kết hôn với phụ nữ Nga, Campuchia, Việt Nam và Pakistan.

“Ở vùng nông thôn Trung Quốc, có khoảng 34,9 triệu đàn ông ế có thể phải đối mặt với áp lực hôn nhân như yêu cầu sở hữu nhà ở, xe hơi hay tiền thách cưới, tổng cộng khoảng 500.000 - 600.000 nhân dân tệ (1,78 - 2,13 tỷ đồng).

Năm ngoái, thu nhập khả dụng bình quân đầu người ở các vùng nông thôn trên khắp Trung Quốc chỉ hơn 20.000 nhân dân tệ (71 triệu đồng). Để giải quyết vấn đề này có thể cân nhắc việc thu hút lượng lớn phụ nữ trẻ đủ điều kiện từ nước ngoài ”, ông Ding cho biết.

Phát biểu vị phó giáo sư gây ra phản ứng dữ dội trên mạng xạ hội Trung Quốc.

Nhiều phụ nữ Trung Quốc cho rằng việc “nhập khẩu” cô dâu nước ngoài cũng giống như nạn buôn người, trong khi những người khác lo ngại rào cản ngôn ngữ có thể dẫn đến xung đột gia đình.

Tuy nhiên, nhiều đàn ông ủng hộ ý tưởng này. Họ tin rằng cô dâu nước ngoài có kỳ vọng thấp hơn, không đòi hỏi nhà cửa, xe cộ hay tiền thách cưới cao, đồng thời phụ nữ nước ngoài được đánh giá chăm chỉ và đức hạnh.

Một người dùng mạng bình luận: “Mở cửa hôn nhân quốc tế cũng giống như để Tesla thâm nhập thị trường Trung Quốc, khuấy động sự cạnh tranh trong nước, cải thiện chất lượng và hạ giá cho người tiêu dùng.

Tương tự, hôn nhân quốc tế cho phép đàn ông và phụ nữ nước ngoài bước vào thị trường mở của Trung Quốc và cạnh tranh, có thể tăng cơ hội kết hôn và thúc đẩy tỷ lệ sinh.”

35 triệu đàn ông ế vợ, Trung Quốc tranh cãi việc 'nhập khẩu cô dâu'- Ảnh 2.

Đàn ông vùng nông thôn Trung Quốc gặp nhiều áp lực trong việc tìm kiếm bạn đời vì những yêu cầu về nhà ở, xe cộ và tiền thách cưới. (Ảnh: Shutterstock)

Hôn nhân quốc tế ngày càng phổ biến với đàn ông Trung Quốc.

Trên Douyin, một số nhà mai mối chuyên nghiệp bắt đầu cung cấp dịch vụ mai mối Trung Quốc - Nga, nhắm vào sự chênh lệch về nhân khẩu học giữa hai nước. Nga đông phụ nữ và Trung Quốc nhiều nam giới.

Jingongzi, một người có ảnh hưởng trong lĩnh vực tài chính với hơn 1,8 triệu người theo dõi trên Douyin, nói: “Khu vực Đông Nam Á duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc từ thời cổ đại, và về văn hóa, chúng ta có nhiều điểm tương đồng. Do đó, phụ nữ ở Đông Nam Á không gặp phải cú sốc văn hóa lớn khi đến Trung Quốc.

Hơn nữa, quan hệ hợp tác Trung Quốc và Đông Nam Á ngày càng phát triển, qua đó thúc đẩy việc học tiếng Quan Thoại ở các nước khu vực, điều này sẽ loại bỏ các rào cản ngôn ngữ”.

Source: cafef.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Màn thể hiện của cả bà Harris và ông Trump đều không tốt, và không ai là người chiến thắng nổi trội vì mỗi người đều thất bại theo cách riêng của mình.
6 ngày trước - Là nhân vật thứ 5 trong chuỗi Talk show The Investors, ông Lã Giang Trung đã có những chia sẻ về quan điểm đầu tư, cũng như những phương pháp đặc biệt giữ sự an nhàn trên thị trường chứng khoán.
1 tháng trước - Với sự gia nhập của 2 “ông lớn” BYD và AION, thị trường xe điện tại Việt Nam đã có hơn 10 hãng thương hiệu Trung Quốc, bao gồm cả MG, Chery, Wuling, Hongqi, Haima, Haval, GAC, Aion, Omoda, Jaecoo, Lynk & Co…
2 tuần trước - Trang Firstpost (Ấn Độ) đưa tin, hồi chuông chiến tranh đang vang lên mạnh mẽ hơn ở Tây Á. Hôm 1/10, Iran đã phóng gần 180 tên lửa đạn đạo vào lãnh thổ Israel.
1 tháng trước - Bộ Công thương mới đây có đề xuất xã hội hóa dự trữ quốc gia xăng dầu, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia nhằm kịp thời đáp ứng mục tiêu nâng công suất dự trữ trong thời gian chờ hoàn thành các dự án dự trữ quốc gia dầu thô từ nay...
Xem tin bài khác
43 phút trước - Ngày 1/11 sẽ là ngày cuối cùng để các quỹ ETF tham chiếu rổ chỉ số VNDiamond thực hiện giao dịch cơ cấu danh mục.
1 giờ trước - Mức thị giá này đưa BMP trở thành top 4 cổ phiếu có thị giá cao nhất sàn HoSE, vượt RAL (132.000 đồng/cp), xếp sau VCF, FPT, FRT.
1 giờ trước - Tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc chi 300 triệu USD (khoảng hơn 7.500 tỷ đồng) để mua lại cổ phần của một công ty bán dẫn ở Việt Nam.
1 giờ trước - Bệnh viện có quy mô 350 giường, 8 phòng mổ hiện đại và 16 chuyên khoa sâu với nhiều Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ nhiều kinh nghiệm.
1 giờ trước - Không chỉ phục vụ cho nhu cầu margin của nhà đầu tư trong nước, các CTCK sẽ phải không ngừng nâng cao năng lực về vốn để đảm bảo khả năng thanh toán cho nhà đầu tư nước ngoài sau khi Thông tư 68/2024/TT-BTC chính thức có hiệu lực từ 2/11...