ttth247.com

4 nguyên nhân thường gặp gây thoát vị đĩa đệm

Chấn thương, lối sống kém khoa học, sinh hoạt sai tư thế, mắc bệnh cột sống có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm, gây đau và giảm khả năng vận động.

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng một hoặc nhiều đĩa đệm nằm giữa các đốt sống lưng hoặc cổ bị hư hại. Nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí ban đầu gây chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh trong ống sống, dẫn đến tình trạng đau nhức, rối loạn cảm giác tại chỗ.

BS.CKI Nguyễn Hoàng Thi, chuyên khoa Cột sống, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm thường được chia thành 4 nhóm sau:

Chấn thương cột sống có thể xảy ra sau tai nạn giao thông, tai nạn lao động, té ngã... Lúc này, một lực mạnh tác động vào lưng hoặc cổ, làm phá vỡ cấu trúc đĩa đệm.

Sinh hoạt sai tư thế như đứng hoặc ngồi quá lâu trong một tư thế, gù lưng khi làm việc... làm tăng áp lực lên đĩa đệm, nhân nhầy đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí vốn có, chèn ép rễ thần kinh, tủy sống, gây đau đớn. Những người thường xuyên mang vác nặng, có thói quen cúi người nhấc vật nặng... cũng có nguy cơ thoát vị đĩa đệm do chấn thương cột sống thắt lưng.

Bác sĩ Thi giải thích tình trạng sức khỏe cho người bệnh. Ảnh: Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7

Bác sĩ Thi giải thích tình trạng sức khỏe cho người bệnh. Ảnh: Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7

Bệnh lý: Người mắc các bệnh thoái hóa cột sống, gù vẹo... có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao hơn do các lớp vòng xơ bị bào mòn, cột sống và xương dưới sụn bị biến đổi cấu trúc, xuất hiện gai xương. Với tác động và sức ép của cơ thể, vòng xơ của đĩa đệm sẽ rách và lớp nhân bên trong thoát ra ngoài, chèn ép lên các dây thần kinh và tủy sống.

Lối sống kém khoa học bao gồm uống rượu bia, hút thuốc lá, ít vận động... làm suy giảm chất lượng hệ cơ xương khớp, giảm độ linh hoạt của cơ thể, đẩy nhanh quá trình thoái hóa đĩa đệm, tăng nguy cơ thoát vị.\

Thường xuyên uống rượu bia cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Ảnh minh họa: Phi Hồng

Thường xuyên uống rượu bia cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Ảnh: Phi Hồng

Bác sĩ Thi cho biết thoát vị đĩa đệm là bệnh có thể phòng ngừa nếu thực hiện lối sống khoa học.

Thường xuyên vận động ở cường độ phù hợp giúp tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp và các cơ cạnh cột sống. Điều này có tác dụng ổn định cột sống, giảm nguy cơ tổn thương đĩa đệm. Tập thể dục thường xuyên cũng giúp duy trì cân nặng ở mức lành mạnh, từ đó giảm áp lực tác động lên cột sống, phòng bệnh.

Sinh hoạt đúng tư thế, không mang, vác đồ vật quá nặng để bảo vệ cột sống, tránh chấn thương. Thay đổi tư thế sau mỗi 45 phút đứng hoặc ngồi làm việc để giải tỏa áp lực cho các đốt sống.

Chế độ ăn uống khoa học như tăng cường canxi, vitamin D cùng các chất dinh dưỡng giúp nuôi khớp khỏe mạnh. Hạn chế rượu bia, không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần hoặc đến ngay cơ sở y tế khi có các triệu chứng bất thường như đau, tê vùng mông, đùi, chân, đi tiểu khó hoặc tay chân đột ngột yếu đi...

Theo bác sĩ Thi, hiện nay, với trình độ tay nghề của các bác sĩ, hệ thống trang thiết bị hiện đại và đầy đủ, việc điều trị thoát vị đĩa đệm cho hiệu quả ngày càng cao. Tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, người bệnh thoát vị đĩa đệm nặng có thể đi lại và xuất viện chỉ sau khoảng 5-7 ngày phẫu thuật.

Phi Hồng

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh cơ xương khớp tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
3 tuần trước - Mẹ tôi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm nhiều năm, đau lưng lan xuống mông và chân, uống thuốc không giảm, nên mổ như thế nào? (Hiếu Hiền, Tiền Giang)
2 ngày trước - TP HCM- Bà Ánh, 68 tuổi, thoát vị đĩa đệm trên nền loãng xương nặng, được bác sĩ dùng vít rỗng bơm xi măng sinh học để cố định cột sống, tránh nguy cơ gãy xương, di lệch vít.
1 tháng trước - TRUNG QUỐC - Nam bệnh nhân 29 tuổi tự điều trị tại nhà sau khi bong gân thắt lưng. Theo thời gian, cơn đau ngày càng nặng hơn.
1 tháng trước - Dùng máy tính, điện thoại... trong thời gian dài, đặc biệt là trong tư thế xấu, dẫn đến tình trạng gia tăng các vấn đề về cơ xương ở người trẻ.
1 tháng trước - Hút thuốc lá, ăn uống kém lành mạnh, căng thẳng quá mức hay uống nhiều rượu... là những thói quen ban đêm dễ gây ra các vấn đề tim mạch, đột quỵ, cả khi bạn đang ngủ.
Xem tin bài khác
6 phút trước - Sau bữa liên hoan nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, hàng chục công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn Shinsung Vina thuộc khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng (tỉnh Bắc Giang) phải nhập viện cấp cứu.
7 phút trước - Nữ bệnh nhân phải cắt bỏ hoàn toàn tử cung từng phát hiện bị u xơ cổ tử cung cách đây 2 năm nhưng không điều trị.
10 phút trước - Thai phụ 33 tuổi khó giữ tính mạng khi bỏng lửa 95% do bình gas phát nổ, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp kíp sản khoa nỗ lực giữ em bé nhưng bất thành.
10 phút trước - Hormone estrogen ảnh hưởng đến cảm xúc, nồng độ thay đổi vào chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, sau sinh, có thể gây trầm cảm.
1 giờ trước - Tôi bị thoái hóa khớp, hay đau nhức xương khớp. Bổ sung hợp chất glucosamine có cải thiện tình trạng này được không, cần lưu ý gì? (Nguyễn Trà, Long An)