ttth247.com

6 thực phẩm người bệnh tuyến giáp cần hạn chế

Đậu nành, khoai tây chiên, rau bắp cải, cứng dễ kích ứng khu vực tổn thương, ảnh hưởng đến thuốc điều trị khiến tuyến giáp hoạt động không tốt.

Củ sắn (củ mì) có thể tiết ra chất chứa lưu huỳnh sulforaphane khi ăn. Chất này được tìm thấy trong nhiều loại rau họ cải, có thể khiến tuyến giáp khó hấp thụ iốt hơn bình thường. Người có vấn đề về tuyến giáp nên hạn chế ăn củ sắn, nhất là trong thời gian điều trị bằng thuốc.

Bắp cải tốt cho sức khỏe do giàu chất xơ và chất dinh dưỡng giúp chống oxy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch. Song người có vấn đề về tuyến giáp chỉ nên ăn một lượng vừa phải, khoảng 1-2 bữa trong tuần vì loại rau này chứa goitrogen - chất hóa học có thể ức chế chức năng của tuyến giáp, làm tiến triển các tình trạng bệnh như bướu cổ, u tuyến giáp. Ưu tiên kết hợp bắp cải với tôm, cá, nấu chín bắp cải thay vì ăn sống.

Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành chứa nhiều chất isoleucin, lysin, metionin, pheny lalanin, tryptophan. Ăn nhiều đậu nành hoặc uống một cốc sữa đậu nành ngay trước hoặc sau khi uống thuốc hormone tuyến giáp, có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thuốc.

Người bệnh suy giáp nên cân nhắc liều lượng món ăn này trong tuần. Tránh ăn đậu nành và các sản phẩm làm từ đậu nành khác trong vài giờ trước và sau khi uống thuốc.

Muối chứa nhiều iốt, người bệnh cường giáp nếu bổ sung quá nhiều iốt trong chế độ ăn có thể thúc đẩy cơ thể sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp, khiến tuyến giáp hoạt động quá mức, làm các triệu chứng cường giáp khó kiểm soát.

Ăn quá nhiều muối còn dẫn đến tăng huyết áp, mất nước, kích thích niêm mạc hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến quá trình điều trị, nhất là khi người bệnh uống nhiều thuốc hoặc xạ trị sau phẫu thuật.

Khoai tây chiên chứa nhiều chất béo có thể làm gián đoạn khả năng hấp thụ thuốc thay thế hormone tuyến giáp của cơ thể, cản trở việc sản xuất hormone tuyến giáp.

Khoai tây chiên giòn, cứng, khi nhau nuốt dễ kích ứng tuyến giáp đang tổn thương, làm tăng tình trạng đau. Với người bệnh có khối u tuyến giáp, nuốt thức ăn cứng có thể gây khó khăn do khối u chèn ép làm hẹp thực quản.

Anh Chi (Theo Cleveland Clinic, WebMD)
Ảnh: Anh Chi, Bùi Thủy

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
3 tuần trước - Thịt lợn là món ăn ngon, dễ chế biến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên đây cũng là thực phẩm gây nhiều tranh cãi nếu ăn không đúng cách.
5 ngày trước - Sữa đậu nành là loại thức uống rất bổ dưỡng mang nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên loại thức uống này cũng mang lại những tác dụng phụ “đáng sợ“.
3 tuần trước - GĐXH - Bất cứ ai cũng có thể mắc ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, các thống kê cho thấy, những người dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường
1 tuần trước - Kết hôn muộn, dự trữ buồng trứng cạn kiệt, chị Huyền trải qua ba chu kỳ thụ tinh ống nghiệm mới được làm mẹ ở tuổi 42.
1 tháng trước - Trứng, động vật có vỏ, sữa chua, các loại hạt, quả mọng có thể giúp chống lại tổn thương tế bào, kiểm soát rối loạn chức năng tuyến giáp.
Xem tin bài khác
20 phút trước - Ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, bỏ hút thuốc, kiểm soát căng thẳng giúp tăng cường lưu thông máu, giảm tắc nghẽn động mạch gây đột quỵ.
20 phút trước - Áo choàng trắng (white coat syndrome) là tình trạng tăng huyết áp tạm thời khi người bệnh ở trong môi trường y tế, đặc biệt khi gặp bác sĩ.
20 phút trước - Trẻ em mắc sốt xuất huyết nhẹ hơn so với người lớn, đúng hay sai? Trẻ có được tiêm vaccine phòng bệnh không? (Thu Hà, 32 tuổi, Hà Nội)
20 phút trước - Anh Hoàng, 38 tuổi, sau 8 năm phẫu thuật chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh vẫn không có con, bác sĩ phát hiện viêm da vùng kín dẫn đến vô sinh.
20 phút trước - Tôi bị u nang màng nhện, bác sĩ chỉ định theo dõi, tái khám 6 tháng một lần. U nang màng nhện có nguy hiểm, khi nào cần mổ? (Như Lan, Bình Dương)