ttth247.com

6 trái cây người ung thư có thể ăn thường xuyên

Chuối, dâu tây, táo, lựu chứa nhiều nước, chất chống oxy hóa góp phần tăng cường sức khỏe, làm chậm sự phát triển của khối u.

Ăn trái cây cung cấp vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cho người ung thư trong quá trình điều trị.

Cam thuộc họ cam quýt, dễ ăn, được nhiều người yêu thích. Một trái cam có thể đáp ứng gần như đầy đủ nhu cầu vitamin C hàng ngày của một người. Vitamin C từ cam cũng có thể tăng hấp thu sắt từ thực phẩm, phòng tránh thiếu máu cho người bệnh ung thư.

Cam cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng khác như thiamin, folate, kali, hỗ trợ tăng cường sức khỏe miễn dịch cho người bệnh đang hóa trị.

Lựu có nhiều vitamin C, vitamin K, folate, kali, chất xơ. Người đang điều trị ung thư nên ăn lựu hoặc uống nước ép lựu thường xuyên để giảm đau khớp, mệt mỏi, tăng sức khỏe miễn dịch, chống lại tác dụng phụ do điều trị ung thư.

Táo giàu chất xơ và kali đều có lợi cho quá trình phục hồi của người bệnh ung thư. Chất xơ hòa tan và không hòa tan trong táo thúc đẩy nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cảm giác no. Kali ảnh hưởng đến sự cân bằng chất lỏng, ngăn ngừa tình trạng giữ natri - tác dụng phụ thường gặp do hóa trị.

Chuối mềm, dễ ăn, phù hợp cho người ung thư đang khó nuốt. Trái cây này còn nhiều chất dinh dưỡng quan trọng gồm mangan, vitamin B6 và C.

Chuối còn chứa loại chất xơ gọi là pectin, có lợi cho người bị tiêu chảy hoặc táo bón do điều trị ung thư. Kali trong chuối cung cấp điện giải cho người ung thư gặp tình trạng nôn ói, buồn nôn trong quá trình điều trị.

Việt quất dồi dào chất xơ, vitamin C, mangan, chất chống oxy hóa. Nó hỗ trợ bảo vệ não bộ, tăng cường chức năng, giữ cho não hoạt động tốt. Người bệnh ung thư não nên ưu tiên việt quất trong chế độ ăn uống.

Bưởi có hàm lượng cao chất chống oxy hóa, các dưỡng chất như kali, vitamin C, A. Lycopene trong buổi là một carotenoid có đặc tính chống ung thư mạnh, giảm một số tác dụng phụ do điều trị ung thư như hóa, xạ trị.

Anh Chi (Theo Healthline)
Ảnh: Anh Chi, Bảo Bảo, Như Nam

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
2 ngày trước - Tuổi tác, gene, thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, tiền sử gia đình là những tác nhân làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
2 tuần trước - Ăn uống không lành mạnh, nhiễm khuẩn HP, hút thuốc lá, viêm dạ dày mãn tính, tiêu thụ rượu bia quá mức là những yếu tố có thể thúc đẩy ung thư dạ dày.
2 tuần trước - Do tính chất công việc, người đàn ông bị ung thư đại trực tràng thừa nhận từ trẻ đã có thói quen ăn uống thất thường và thường xuyên nhịn đại tiện.
1 tháng trước - Người từ 50 tuổi trở lên bước vào quá trình lão hóa, tăng nguy cơ ung thư, có thể giảm thiểu nhờ tiêm vaccine, tầm soát bệnh và có lối sống lành mạnh.
3 tuần trước - Củ dền, khoai lang, cải brussel, cải xoăn giàu chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa, ổn định đường máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim và ung thư.
Xem tin bài khác
24 phút trước - Giảm một nửa lượng đường, hạn chế dùng đường trắng, tiêu thụ thực phẩm lành mạnh thay vì ăn nhiều đồ ngọt là ba trong 5 cách giúp cơ thể khỏe mạnh.
24 phút trước - Nam giới khám sức khỏe tiền hôn nhân thì cần khám và làm các xét nghiệm nào? (Phạm Tuấn Kiệt, 32 tuổi, TP HCM)
24 phút trước - Dù đều có các mảng da khô, đỏ đặc trưng, song bệnh chàm gây ngứa nhiều hơn và các nốt sưng, trong khi vảy nến khiến da bong tróc từng mảng.
54 phút trước - Cây mã đề là loại cây thuốc dân gian rất phổ biến, thường mọc dại ở các vùng làng quê Việt Nam. Cây mã đề được dùng nhiều trong những bài thuốc dân gian chữa nhiều loại bệnh.
1 giờ trước - Hiện nay, tình trạng mưa to kéo dài và ngập nước diễn ra ở nhiều nơi, không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống, mà còn tạo điều kiện cho nhiều loại bệnh, trong đó có các bệnh về da, phát triển mạnh do tiếp xúc với nước bẩn và môi trường ô...