ttth247.com

Mưa to, ngập nước, bác sĩ khuyến cáo các bệnh ngoài da

Theo thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Thị Quý, Phòng khám Da - Thẩm mỹ YHCT, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3, người dân cần cảnh giác và có các biện pháp bảo vệ để tránh mắc các bệnh da liễu nghiêm trọng trong mùa mưa, ngập nước.

Các bệnh da thường gặp trong mùa mưa

Viêm da tiếp xúc. Viêm da tiếp xúc xảy ra khi da tiếp xúc với nước bẩn hoặc các chất kích ứng có trong nước. Các biểu hiện thường gặp bao gồm ngứa, đỏ, mẩn, nổi mụn nước và bong tróc da. Bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được chăm sóc kịp thời, dẫn đến nhiễm trùng.

Mưa to, ngập nước, bác sĩ khuyến cáo các bệnh ngoài da- Ảnh 1.

Viêm da tiếp xúc xảy ra khi da tiếp xúc với nước bẩn hoặc các chất kích ứng có trong nước

Ảnh: Freepik

Nấm da. Nước ngập lâu ngày tạo môi trường ẩm ướt, dễ gây nhiễm nấm. Bệnh nấm da có thể xuất hiện ở chân (nấm kẽ chân), tay, các khu vực ẩm ướt trên cơ thể. Dấu hiệu nhận biết bao gồm vùng da bị đỏ, ngứa, có vảy và có mùi hôi. Đây là bệnh lý thường gặp khi chân hoặc cơ thể ngâm lâu trong nước bẩn mà không được vệ sinh đúng cách.

Nhiễm trùng da do vi khuẩn. Khi da bị tổn thương do trầy xước hoặc tiếp xúc với vật sắc nhọn trong quá trình lội nước, vi khuẩn trong nước bẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm trùng. Các vết thương nhỏ có thể trở nên nghiêm trọng nếu bị nhiễm vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, dẫn đến viêm mô tế bào, mụn mủ, hoặc thậm chí là nhiễm khuẩn huyết.

Ghẻ nước. Do ký sinh trùng sarcoptes scabiei gây ra khi tiếp xúc với nước bẩn, triệu chứng điển hình là ngứa ngáy dữ dội, xuất hiện các mụn nước nhỏ ở các vùng da mỏng như kẽ ngón, vùng bẹn, vùng hông, kèm theo vết rãnh ghẻ là các đường ngoằn ngoèo có thể nhìn thấy trên da do con cái ghẻ đào rãnh dưới da để đẻ trứng.

Ghẻ nước thường không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, có thể gây ra biến chứng nhiễm trùng thứ cấp nghiêm trọng.

Lưu ý khi dọn dẹp trong mùa mưa, ngập nước

Sử dụng đồ bảo hộ: Khi dọn dẹp sau mưa to, ngập nước, nên mang giày ủng, găng tay, quần áo bảo hộ để hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nước bẩn và các chất độc hại. Điều này giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, bệnh ngoài da.

Mưa to, ngập nước, bác sĩ khuyến cáo các bệnh ngoài da- Ảnh 2.

Khi dọn dẹp sau mưa to, ngập nước, nên mang giày ủng, găng tay để hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nước bẩn

Ảnh: Freepik

Rửa sạch sau khi tiếp xúc: Sau khi tiếp xúc với nước ngập hoặc dọn dẹp, cần rửa tay, chân, và cơ thể bằng xà phòng khử khuẩn để loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Không nên để da bị ẩm ướt trong thời gian dài.

Xử lý vết thương ngay lập tức: Nếu bị trầy xước hoặc tổn thương da, cần vệ sinh vết thương bằng dung dịch sát khuẩn để tránh nhiễm trùng. Đặc biệt, không nên ngâm chân trong nước nếu có vết thương hở.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Trong những ngày mưa ngập nước, thủy triều, việc giữ vệ sinh cá nhân là vô cùng quan trọng. Thay đồ khô ráo và giữ cho chân tay luôn sạch sẽ, khô ráo để ngăn ngừa sự phát triển của nấm và vi khuẩn.

Vệ sinh môi trường sống: Sau khi nước rút, cần tiến hành vệ sinh nhà cửa, loại bỏ nước đọng, rác thải và làm sạch các vật dụng tiếp xúc với nguồn nước ngập để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn.

Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Thị Quý cho biết, trong thời điểm mưa ngập nước kéo dài, việc nâng cao ý thức phòng ngừa các bệnh da liễu là vô cùng quan trọng. Người dân cần chú ý chăm sóc cơ thể, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nước bẩn và luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân để bảo vệ sức khỏe của chính mình, gia đình.

Việc phát hiện sớm các triệu chứng bất thường trên da và điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng hơn. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc tình trạng bệnh không thuyên giảm, người dân nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - TP HCM- Mùa mưa, độ ẩm cao, đường sá thường xuyên ngập nước tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn phát triển khiến nhiều người bị viêm da, nấm móng.
1 tháng trước - TP HCM- Mùa mưa, độ ẩm cao, đường sá thường xuyên ngập nước tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn phát triển khiến nhiều người bị viêm da, nấm móng.
1 tháng trước - Thống kê của Sở Y tế Hà Nội cho biết tại các khu vực bị ngập lụt ở Hà Nội đã ghi nhận 508 bệnh nhân mắc bệnh về da, 117 trường hợp mắc bệnh về mắt...
2 tuần trước - Theo thông tin từ Bệnh viện Da liễu T.Ư (Hà Nội), tỷ lệ bệnh nhân khám da liễu trong các tháng mưa lụt tăng khoảng 20 - 30% so với các tháng nắng, ít mưa.
1 tháng trước - Nấm da, nhiễm trùng, ghẻ lở, viêm da tiếp xúc... là những bệnh thường gặp mùa mưa lũ, không điều trị sớm có thể diễn tiến nghiêm trọng.
Xem tin bài khác
26 phút trước - TP HCM- Bà Ánh, 68 tuổi, thoát vị đĩa đệm trên nền loãng xương nặng, được bác sĩ dùng vít rỗng bơm xi măng sinh học để cố định cột sống, tránh nguy cơ gãy xương, di lệch vít.
56 phút trước - Để nhận được lợi ích từ cà phê và giảm các tác dụng phụ, thời điểm uống cà phê rất quan trọng. Vậy nên uống cà phê vào lúc nào trong ngày? Trào lưu thưởng thức một tách cà phê từ 4 giờ sáng và ngắm bình minh có thực sự tốt?
1 giờ trước - Người dưới 17 tuổi, suy giảm miễn dịch hoặc chưa có kháng thể nguy cơ mắc sởi cao.
1 giờ trước - Tỏi, các loại hạt, rau lá xanh, trái cây họ cam quýt cung cấp chất dinh dưỡng thực vật hỗ trợ giảm tích tụ chất béo, hạ men gan tự nhiên.
2 giờ trước - Giảm một nửa lượng đường, hạn chế dùng đường trắng, tiêu thụ thực phẩm lành mạnh thay vì ăn nhiều đồ ngọt là ba trong 5 cách giúp cơ thể khỏe mạnh.