ttth247.com

6 xét nghiệm cần nhịn ăn trước khi lấy mẫu

Không phải tất cả xét nghiệm cần nhịn ăn vào buổi sáng

Bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Minh Thảo, Phó trưởng khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết các bác sĩ thường nhận được câu hỏi từ người đến khám: có cần nhịn ăn trước khi đi khám không? nếu có, cần nhịn trước bao nhiêu tiếng?

6 xét nghiệm cần nhịn ăn trước khi lấy mẫu- Ảnh 1.

6 xét nghiệm cơ bản cần nhịn ăn trước khi lấy mẫu

THẾ ANH

Về các câu hỏi trên, bác sĩ Thảo hướng dẫn, các xét nghiệm nên nhịn ăn trước khi thực hiện gồm: xét nghiệm chức năng gan, chức năng thận, đường huyết, mỡ máu, định lượng sắt và xét nghiệm ngưng tập tiểu cầu.

Bác sĩ giải thích, thời gian nhịn ăn tối thiểu nên từ 8 - 12 tiếng. Lý do, các chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành đường glucose, sau đó được cơ thể hấp thụ và chuyển đổi thành năng lượng.

Lúc này, hàm lượng các thành phần trong máu sẽ thay đổi và làm sai lệch kết quả xét nghiệm. Do đó, cần nhịn ăn với quãng thời gian cần đủ, trước lấy mẫu xét nghiệm.

Đối với người bệnh có chỉ định cận lâm sàng như: nội soi tiêu hóa, người bệnh cần nhịn ăn trước khi soi ít nhất 4 - 6 tiếng.

Ngoài ra, khi đi khám sức khỏe hoặc trong một số tình huống bệnh, người đến khám có chỉ định siêu âm ổ bụng. Để thực hiện siêu âm này, người bệnh cần nhịn tiểu và uống nhiều nước trước khi siêu âm. Lượng nước cần có để bàng quang căng lên mới nhìn rõ được, khi siêu âm.

Khám buổi chiều, ngoài giờ không ảnh hưởng đến kết quả

Chia sẻ thêm về thời gian đến khám, thay vì nhất định đi khám vào sáng sớm cùng với nhịn ăn, bác sĩ Thảo cho biết thêm: "Trừ các bệnh cấp tính, đau đầu, bụng, ngực, đau rất nhiều thì nên đi khám sớm, ngay cả nửa đêm cũng phải đi. Còn đa phần, đến 90% có thể chuyển sang buổi chiều. 

Nếu có liên quan đến các thủ thuật cần nhịn ăn thì buổi sáng ăn nhẹ nhàng, trưa nhịn ăn, 13 giờ 30 bệnh viện bắt đầu làm việc, người dân hoàn toàn có thể lấy máu xét nghiệm, nội soi dạ dày, siêu âm chụp chiếu giống như buổi sáng, kết quả không khác so với khám buổi sáng".

Bác sĩ Thảo cũng cho biết: "Từ 1.8, Bệnh viện Bạch Mai mở rộng khung giờ khám tới 21 giờ các ngày làm việc trong tuần; khám cả thứ 7, chủ nhật và ngày lễ. Các bệnh nhân khám, xét nghiệm máu hay nhiều xét nghiệm khác, có thể nhịn ăn trưa và buổi chiều, ngoài giờ khám bình thường. Với hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại, cùng đội ngũ y, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao chỉ khoảng sau 2 giờ là đã có kết quả".

"Với những người bệnh tái khám, người có bệnh lý đơn giản nên đến bệnh viện vào buổi chiều, vì những trường hợp này, bác sĩ chỉ cần các kiểm tra đơn giản hoặc kê đơn thuốc. Khám vào buổi chiều lượng người vắng hơn, cũng là điều kiện để người bệnh đỡ vất vả hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh", bác sĩ Thảo nói.

Từ ngày 1.8.2024, Bệnh viện Bạch Mai triển khai đón tiếp, khám chữa bệnh theo yêu cầu từ 5 giờ đến 21 giờ các ngày trong tuần, từ thứ hai đến thứ sáu.

Thứ bảy và chủ nhật, Bệnh viện Bạch Mai triển khai đón tiếp, khám chữa bệnh theo yêu cầu từ 5 giờ 30 - 17 giờ.

Đặt lịch khám online và hướng dẫn quy trình khám tại website Bệnh viện Bạch Mai.

Để đặt lịch khám lại, người bệnh gọi đến tổng đài: 1900888866

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - "Nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm" là quan niệm lâu nay của nhiều người. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng.
3 tuần trước - L.T.T (24 tuổi, ở TP.HCM) khi đang đứng trên ghế cao để sửa điện trong một quán bida thì trượt chân ngã xuống. Không may ngã trúng vào giá để các cây cơ và bị một cây đâm xuyên qua lớp quần áo và vùng sinh dục.
1 tháng trước - Dù có nhiều người đang trong độ tuổi lao động, các chuyên gia dự đoán Ấn Độ sẽ đối mặt già hóa dân số vào giữa đến cuối thế kỷ.
1 tháng trước - Sau khi nhổ răng tại phòng khám tư, bệnh nhân bị hoa mắt, chóng mặt, run chân tay nên được đưa đi cấp cứu.
1 tháng trước - "Tôi và hơn 2.000 cán bộ, bác sĩ, nhân viên y tế của các chuyên khoa, các bộ phận công tác của Bệnh viện Bạch Mai đã tự nguyện đăng ký tham gia khám bệnh ngoài giờ, từ 17 - 21 giờ", PGS-TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai (Q.Đống...
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Mùi cơ thể thường do vi khuẩn và mồ hôi, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thực phẩm, hormone, thuốc, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác.
4 giờ trước - Có đến 90% bệnh nhân mắc ung thư dạ dày phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối, là bởi vì dấu hiệu của bệnh thường mông lung, dễ nhầm lẫn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong.
4 giờ trước - Mùa thu tới, sự thay đổi nhiệt độ làm kích hoạt các đợt viêm da, khiến bé mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Và thật bất ngờ, chính 5 loại lá tưởng siêu bình thường này lại có tác dụng giúp dịu da bé nhanh chóng mà không phải ai cũng biết.
5 giờ trước - TP HCM- Chàng trai 29 tuổi đau lưng nhiều, tê yếu chân phải, có lúc đang đứng thì ngã sụp xuống đất do thoát vị đĩa đệm hai tầng rất nặng, gây hẹp ống sống.
5 giờ trước - Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu không nên tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có tính axit, chứa caffein và cay để tránh tình trạng nặng hơn.